Báo động ô nhiễm
    Đối với các lưu vực sông, ô nhiễm chất hữu cơ đã và đang xảy ra ở nhiều đoạn sông, tập trung ở vùng thượng lưu và hạ lưu. Có nơi, ô nhiễm đã ở mức nghiêm trọng, điển hình là vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại các khu vực hạ lưu các sông và hệ thống hồ, ao kênh và các sông tại các khu vực nội thành, nội thị. Theo kết quả quan trắc các hệ thống sông chính trên cả nước, nhiều chất ô nhiễm trong nước có nồng độ vượt quá quy chuẩn cho phép, dao động từ 1,5 đến 3 lần. Còn tại các khu vực nội thành, đô thị nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng vượt quá mức quy chuẩn cho phép. Nguyên nhân của ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, nhiều ao hồ trong nội thành bị phú dưỡng, nước có màu đen và bốc mùi hôi. Kết quả quan trắc cho thấy một số nơi các thông số còn vượt QCVN 08 : 2008 BTNMT loại B2. Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). 
     Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được&hellip là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 - 400.000 m3/ngày hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.
     Ngay cả nước biển ven bờ cũng có dấu hiệu bắt đầu bị ô nhiễm. Dải ven biển miền Nam kể từ Nha Trang trở vào đã có dấu hiệu ô nhiễm COD, nhiễm dầu và xyanua. Các vùng biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa - Nghệ An, hàm lượng amoni (N-NH4) đã vượt hoặc xấp xỉ vượt quy chuẩn cho phép. Đối với nước biển ở ngoài khơi, hàm lượng oxy hòa tan và hàm lượng dầu mặc dù thấp hơn ven bờ, song cũng đều vượt tiêu chuẩn ASEAN cho vùng nước bảo tồn thủy sinh.   
     Đi tìm lời giải
    Ô nhiễm mặt nước diễn biến ngày càng phức tạp. Bà Lê Hoàng Anh (Trung tâm Quan trắc Môi trường) cho rằng, hiện tại chúng ta còn thiếu thống nhất trong tổ chức quản lý Nhà nước về BVMT nước, quản lý môi trường nước theo lưu vực sông còn nhiều yếu kém. Việc chồng chéo trong quy hoạch sử dụng nước đã dẫn tới xử lý nước thải chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, mức độ ô nhiễm các chất hữu cơ có xu hướng mở rộng và gia tăng. Vấn đề xã hội hóa, tư nhân hóa và huy động cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn nước còn yếu kém&hellip
    Giải pháp đưa ra là, đối với từng vùng cụ thể như các lưu vực sông thuộc miền bắc cần đẩy mạnh vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại các làng nghề và các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên cần xem xét 1 cách nghiêm túc và đầy đủ về các dự án thủy điện, khai thác khoáng sản đã và đang sẽ thực hiện tại khu vực, hình thành quy trình các liên hồ chứa. Còn tại ĐBSCL cần tăng cường giám sát hơn nữa các hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Hi vọng rằng với những nỗ lực tháo gỡ những khó khăn, hiện trạng ô nhiễm nguồn nước của Việt Nam sẽ được cải thiện.
Nguồn: http://www.monre.gov.vn/