Hạn hán là một trong những  thiên tai chủ yếu xảy ra trên hầu hết các khu vực khí hậu và tác động đến hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hạn hán cũng là nguyên nhân quan trọng của sự suy giảm kinh tế và sinh thái tác động đến cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới. Các khu vực thường đối mặt với hạn hán gay gắt trên thế giới gồm Tiểu sa mạc Sahara Châu Phi, Trung Đông và Bắc Phi, Đông Nam châu Âu, Trung Á, Úc, Brazil, Ấn Độ, Mỹ và Trung Quốc. Hạn hán cũng được xem như là một trong những thiên tai có tác động lớn nhất. Số liệu thống kê trong giai đoạn từ 1991-2000, hạn hán đã làm 280 nghìn người chết và thiệt hại về kinh tế lên đến 10 triệu đô la Mỹ(WMO, 2012).
Tác động của biến đổi khí hậu sẽ làm trầm trọng hơn các nguy cơ và rủi ro về hạn hán. Theo dự báo, mức độ hạn hán sẽ tăng lên về cường độ, tần suất, thời gian xuất hiện và sẽ tác động đến rất nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đặc biệt tác động đến an ninh lương thực, nước và năng lượng.
Các tác động của hạn hán đã được chứng minh cơ cơ sở khoa học từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, rất nhiều quốc gia vẫn chưa có chính sách quản lý hạn hán.
Trong bối cảnh đó, UN-Water đã phối hợp với Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), Tổ chức Ngăn ngừa thảm họa của Liên hiệp quốc (UNCCD) hợp tác với Chương trình tăng cường năng lực của UN-Water tham gia sáng kiến chung để hỗ trợ các quốc gia xây dựng chính sách quản lý hạn hán. Sáng kiến này đã được công bố tại hội thảo khởi động tại Hội nghị cấp cao về Chính sách hạn hán quốc gia (HMNDP) được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ. Tiếp đó là các “Hội thảo Tăng cường năng lực quốc hỗ trợ các chính sách Quản lý hạn hán” được tổ chức tại các khu vực Đông Âu, Châu Á &ndash Thái Bình Dương, Châu Phi, Mỹ Latinh và Carribbaen vào năm 2013-2014. Hà Nội, Việt Nam được lựa chọn là địa điểm tổ chức “Hội thảo Tăng cường năng lực quốc hỗ trợ các chính sách Quản lý hạn hán” khu vực châu Á &ndash Thái Bình Dương từ ngày 6-9/5/2014.
Để hỗ trợ tổ chức hội thảo này, thay mặt các Tổ chức tham gia sáng kiến chung, Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc tại Việt Nam (FAO) đã mời Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam &ndash Bộ Nông nghiệp và PTNT và Viện Hợp tác và Phát triển nguồn nước trực thuộc Liên hiệp các Hội KHCN Việt Nam (VUSTA) tham gia phối hợp cùng tổ chức Hội thảo nói trên.
Mục đích của Hội thảo nhằm tăng cường năng lực của các quốc gia mục tiêu về Phát triển các chính sách Quản lý hạn hán quốc gia dựa vào rủi ro. Hội thảo sẽ được tổ chức trong vòng 04 ngày với 7 phiên họp và ½ ngày thực địa. Các nội dung chính của hội thảo như sau:
- Phiên 1:Khai mạc hội thảo: gồm có các bài phát biểu của đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT và đại diện FAO tại Việt Nam.
- Phiên 2: Các báo cáo quốc gia.
- Phiên 3: Hệ thống giám sát và cảnh báo sớm hạn hán.
- Phiên 4: Đánh giá rủi ro và tính dễ bị tổn thương.
- Phiên 5: Sẵn sàng ứng phó và giảm thiểu hạn hán
- Phiên 6: Hướng tới Chương trình hành động &ndash Xây dựng chính sách quản lý hạn hán.
- Phiên 7: Kết luận hội thảo
- Thực địa: ½ ngày
Thành phần tham dự Hội thảo: 43 đại biểu, gồm:
- Phía Việt Nam: 10 đại biểu
- Phía nước ngoài: 33 đại biểu đến từ các nước Ấn Độ, Campuchia, Hàn Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippine, Thái Lan và Trung Quốc và các Tổ chức quốc tế: UN-Water,Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), Tổ chức Ngăn ngừa thảm họa của Liên hiệp quốc (UNCCD).
|