|
  |
  |
  |
Ngày 16/3/2015, tại Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã diễn ra Hội thảo khởi động Dự án MK33 về tăng cường và phát triển năng lực quản lý thể chế tài nguyên nước lưu vực sông Hồng
Tham dự Hội thảo có PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Giám đốc dự án - Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Bà Mayvong Sayatham - đại diệu WLE - điều phối viên Dự án MK33 đại diện cho dự án MK31 và MK27 của Chương trình WLE đại diện Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Cục Tài nguyên Nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường, điện trường Đại học Thủy lợi, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản đại diện các Ban chức năng và các đơn vị chuyên môn của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đại diện Công ty Khai thác CTTL Bắc Hưng Hải đại diện Hội Thủy lợi Viện Phát triển tài nguyên nước Văn phòng cộng tác vì nước Việt Nam đại diện các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trẻ thuộc các đơn vị trong và ngoài Viện và những thành viên thuộc Dự án MK33.
Tài nguyên nước của lưu vực sông Mekong, sông Hồng, sông Salween và sông Irrawaddy là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng trong khu vực trong việc cung cấp nguồn tài nguyên và dịch vụ cho người dân. Trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu của CGIAG về “Nước, Đất và Hệ sinh thái” (WLE), một mạng lưới các thành viên gồm Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (VAWR), Viện Khoa học Thủy văn và Biến đổi khí hậu (IMHEN) và Viện Công nghệ và Quản lý nguồn Tài nguyên vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (ITT) - CHLB Đức đã được giao thực hiện dự án “Tăng cường và phát triển năng lực quản lý thể hế tài nguyên nước cho lưu vực sông Hồng. (Dự án MK33).
Dự án MK33 là một dự án được sự hỗ trợ thực hiện từ tổ chức CGIAR thông qua chương trình nghiên cứu về Đất, Nước và Hệ sinh thái (WLE) cho các tiểu lưu vực thuộc lưu vực sông Me Kong.  Trọng tâm chính của Dự án là một chương trình hỗ trợ các nghiên cứu viên, học viên trẻ trong lĩnh vực thể chế cho quản lý tài nguyên nước tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng. Chương trình được chia làm 2 giai đoạn từ 1/2015 - 2/2017 giai đoạn 2 từ 2/2017 đến 12/2017.
Bên cạnh đó, Dự án cũng sẽ là một cầu nối liên kết những kết quả nghiên cứu trong tiểu lưu vực sông Hồng với các kết quả nghiên cứu tại các tiểu lưu vực lân cận trong hệ thống lưu vực sông Mekong, thông qua một chương trình học bổng hợp tác và tăng cường năng lực tổ chức nhằm nâng cao chất lượng đào tạo về quản lý tài nguyên nước và truyền thông tích cực.
Mục tiêu của Dự án: (1) Nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng cho các nhà nghiên cứu, học giả trẻ trong đó ưu tiên về giới (2) Kết quả nghiên cứu của chương trình được mong đợi sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách giải quyết những vấn đề về giới trong lĩnh vực quản lý tài nguyên Đất, Nước và Hệ sinh thái (WLE) (3) Tạo ra một điễn đàn năng động nhằm trao đổi học thuật giữa các nhà nghiên cứu, học giả trẻ (4) Thông qua chương trình, các tổ chức giáo dục của Chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ sẽ có những phương pháp và tài liệu giảng dạy mới.
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Giám đốc Dự án MK33 - Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam phát biểu và mong muốn tại Hội thảo khởi động của Dự án sẽ được lắng nghe các ý kiến góp ý của các đại biểu, các nhà khoa học về các mục tiêu cũng như là phương pháp tiếp cận của Dự án để từ đó có sự điểu chỉnh, bổ sung phù hợp nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra của Dự án và mong muốn thông qua Dự án, sẽ có đóng góp quan trọng và tích cực trong công tác đào tạo và tăng cường năng lực của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Bên cạnh đó, PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong hy vọng thông qua Dự án này sẽ tiếp tục nhận được sự cộng tác của các đại biểu, các nhà khoa học, các đơn vị trong và ngoài viện trong quá trình thực hiện Dự án.
Tại buổi Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các diễn giả là các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề quản lý tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông trình bày, giới thiệu nội dung, mục tiêu, hoạt động của Dự án và trình bày các báo cáo mang tính chất tổng quan liên quan đến vấn đề thể chế, quản lý tài nguyên nước ở lưu vực sông Hông như các vấn đề về thể chế trong quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam, quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam trong bối cảnh của biến đổi khí hậu - Hiện trạng và thách thức và quản lý tài nguyên nước và phát triển kinh tế ở lưu vực sông Hồng. Hầu hết các đại biểu đều cho rằng đây là dự án rất tích cực và rất cần thiết, Dự án đã tập trung vào năng lực nghiên cứu của cán bộ nghiên cứu và giảng viên nghiên cứu, tập trung vấn đề về giới và vấn đề về tài nguyên nước cách tiếp cận của Dự án mới, liên quan đến vấn đề thể chế, vấn đề quản trị và vấn đề liên ngành...
Các đại biểu tại Hội thảo cũng đã trao đổi, thảo luận về những vấn đề về chương trình đào tạo, tiêu chuẩn lựa chọn học viên, tỷ lệ nữ tham gia nghiên cứu, đề tài nghiên cứu cần phải có vấn đề nghiên cứu về giới đối tượng, độ tuổi, trình độ tham gia dự án, chủ đề nghiên cứu, mối quan hệ về quản trị giữa các Bộ, ngành liên quan sự trao đổi hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu giữa dự án MK33 và MK27, MK31, MK32 sự ràng buộc, kiểm soát và cam kết của học viên trong quá trình tham gia khóa học, kiểm soát khung thời gian của học viên trong quá trình tham gia vào dự án....
PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Giám đốc Dự án MK33 - Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam 
phát biểu tại Hội thảo khởi động Dự án
TS. Hà Hải Dương phát biểu giới thiệu về Dự án MK33 và kế hoạch hành động của Dự án MK33
Bà Mayvong Sayatham - Điều phối viên Dự án MK33 trình bày về Chương trình "Nước, Đất và Hệ sinh thái" và các Dự án
TS. Đào Trọng Tứ (VNWP) báo cáo tham luận tại Hội thảo khởi động Dự án MK33
TS. Trần Mai Kiên (IMHEN) báo cáo tham luận tại Hội thảo khởi động Dự án MK33
PGS.TS. Nguyễn Quang Trung (IWE) trình bày báo cáo tham luận tại Hội thảo khởi động Dự án
|
|
|