Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng số lượt truy cập:
Số người đang online:  25
Hội thảo Phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong lĩnh vực nông nghiệp do tác động của biến đổi khí hậu
Cập nhật lúc : 12/15/2011 9:33:40 AM
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn: khí hậu biến đổi, nhiệt độ trái đất đang nóng lên, mực nước biển dâng, dân số tăng nhanh... Biến đổi khí hậu mang tính toàn cầu và tác động đến nhiều lĩnh vực do các hoạt động của con người gây ra và có liên quan đến môi trường thiên nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên mà chúng ta đang khai thác để tồn tại và phát triển...

Chính vì vậy, nhằm hưởng ứng Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 17 (COP17) đang diễn ra tại Durban Nam Phi, ngày 8/12/2011, Viện Nước Tưới tiêu & Môi trường thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong lĩnh vực nông nghiệp do tác động của biến đổi khí hậu nằm trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương, đề xuất giải pháp ứng phó trong lĩnh vực nông nghiệp do tác động của biến đổi khí hậu”

Tham dự Hội thảo có đại diện Vụ Khoa học Công nghệ & Môi trường - Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Văn phòng biến đổi khí hậu - Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đại diện lãnh đạo & chuyên viên Viện Nước Tưới tiêu và Môi trường, Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu - Viện Khí tượng Thủy Văn& Môi trường, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Thủy lợi, tổ chức phi chính phủ CARE, CAD, tổ chức Đông Tây hội ngộ (EMW) về lĩnh vực y tế, phát triển nông thôn, phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai và các chuyên gia thuộc lĩnh vực tài nguyên nước, môi trường và biến đổi khí hậu.
Hội thảo xoay quanh thảo luận về các chủ đề chính như tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp, nông thôn công cụ, phương pháp và công cụ đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong nông nghiệp do tác động của biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng và kế hoạch đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương cho nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.
Tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu là mức độ một hệ thống nhạy cảm, không thể chống chịu trước các tác động có hại của biến đổi khí hậu, bao gồm dao động khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan. Tình trạng dễ bị tổn thương là hàm số của tính chất, cường độ, mức độ (phạm vi) của các biến đổi và dao dộng khí hậu mà hệ thống đó phải hứng chịu, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống đó.
Biến đổi khí hậu đang diễn ra và ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả mọi lĩnh vực trên toàn cầu và lĩnh vực nông nghiệp là một lĩnh vực nhạy cảm đối với các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, số ngày nắng, lượng mưa, nước biển dâng v..v. Vì vậy biến đổi khí hậu tác động rất lớn đến nông nghiệp. Các ảnh hưởng trực tiếp bao gồm các tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng vật nuôi, thủy hải sản, thời vụ gieo trồng làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh, dịch bệnh, làm ảnh hưởng đến sinh sản, tăng trưởng của gia súc gia cầm, thủy hải sản, gây ra các thiệt hại về cơ sở vật chất, phương tiện sản xuất, đánh bắt của ngành nông nghiệp. Vì vậy việc đưa ra phương pháp và công cụ đánh giá và các biện pháp ứng phó với tình trạng dễ bị tổn thương trong nông nghiệp do tác động của biến đổi khí hậu là rất cần thiết.
Tại Hội thảo các báo cáo viên đã đưa ra các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp, phương pháp đánh giá, cơ sở khoa học về mối quan hệ giữa tình trạng dễ bị tổn thương và các yếu tố tác động chỉ số tổn thương tổng hợp CVI về mức độ biến đổi khí hậu, độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm, khả năng thích ứng 6 bước quy trình đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương tại vùng đồng bằng sông Hồng, các chỉ số phụ và yếu tố con đề xuất áp dụng công cụ cho quy trình đánh giá như nhóm công cụ thu thập thông tin (xem xét số liệu thứ cấp, tham vấn chuyên gia, xác định độ phơi nhiễm, độ nhạy, khả năng thích ứng), nhóm công cụ đánh giá (công cụ toán học xác định chỉ số E, S, AC, CVI công cụ mô hình phần mềm như MIKE11, MIKE21, URBAN, CROPWAT, mô hình DSSAT, WOFOST), nhóm công cụ trình diễn kết quả/lập bản đồ dễ bị tổn thương nghiên cứu các mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào kiến thức bản địa xã Thanh Vân, Mai Lạp tỉnh Bắc Kạn trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu, kiến thức bản địa từ đó người dân có thể tham gia trực tiếp vào quá trình nghiên cứu đánh giá tác động.
Trong phần thảo luận, các đại biểu tham dự Hội thảo đã thảo luận và đóng góp rất nhiều ý kiến về các cách thức và phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong lĩnh vực nông nghiệp do tác động của biến đổi khí hậu.
Đại diện Văn phòng Biến đổi khí hậu, Vụ Khoa học Công nghệ & Môi trường - Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn phát biểu: Hiện nay đang diễn ra nhiều cuộc đàm phán, nhiều diễn đàn về biến đổi khí hậu trên thế giới, mục đích của các cuộc đàm phán này nhằm giúp cho các quốc gia tham gia đàm phán nhận được sự giúp đỡ do biến đổi khí hậu gây ra. Cơ sở để thực hiện các cuộc đàm phán này là dựa trên những nghiên cứu khoa học. Vì vậy, các nghiên cứu khoa học cần phải đi sâu và bám sát vào mục tiêu, đưa ra các giải pháp thích ứng nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu, cần phải sớm đồng thuận ở mức  tổng quan và đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thệ, đưa ra được bộ tiêu chí, chỉ tiêu tương đối rõ ràng mạch lạc đối với từng lĩnh vực. Đánh giá tác động biến đổi khí hậu dựa trên hai công cụ chính đó là công cụ phân tích, công cụ đánh giá và 2 công cụ này cần tách biệt rõ ràng, đưa ra chỉ tiêu, tác động đánh giá đối với những vùng ảnh hưởng và không ảnh hưởng.
Thông qua quá trình thực tế, để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong nông nghiệp do biến đổi khí hậu cần dựa trên 2 phương pháp đánh giá chính đó là phương pháp đánh giá cộng đồng dựa trên các chỉ số A, S, AC, CVI để xác định tình trạng dễ bị tổn thương và phương pháp đánh giá tổng quan tỉnh, vùng, quốc gia từ đó xây dựng phần mềm, lập bản đồ và nếu làm được như trên thì khả năng áp dụng rất cao và đạt kết quả tốt -  đại diện Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản nêu ý kiến.
Cuối cùng, PGS.TS. Hà Lương Thuần - chủ trì Hội thảo mong muốn cần có thêm những Hội thảo như này nữa để các nhà nghiên cứu có thể ngồi cùng nhau thảo luận, đưa ra những ý kiến xác thực, những phương pháp đánh giá hữu hiệu mang lại nhận thức cho người dân về tác động biến đổi khí hậu và từ đó họ có được các biện pháp ứng phó hữu hiệu.
Một số chùm ảnh tại Hội thảo:

 

 

 

 

 
Về đầu trangIn trang

VIDEO

Thời tiết

Tỷ giá

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website này thế nào?
  Giao diện đẹp, phù hợp
  Cấu trúc web chưa hợp lý
  Bình thường, cần điều chỉnh thêm
  Ý kiến khác (xin gửi về email: iwe.vietnam@gmail.com )