Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng số lượt truy cập:
Số người đang online:  14102
Nhân rộng mô hình nông dân ứng phó với biến đổi khí hậu
Cập nhật lúc : 10/30/2015 3:26:48 PM
(Tin Môi Trường) - Sáng 29/10, UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã phối hợp với Trung tâm phát triển Nông thôn bền vững (SRD), Trung tâm Phát triển nguồn lực Nông thôn (CRDR) tổ chức Hội thảo "Chia sẻ, đối thoại định hướng nhân rộng mô hình hỗ trợ cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu".

[-]Hà[-]Tĩnh:[-]Chia[-]sẻ[-]kinh[-]nghiệm,[-]nhân[-]rộng[-]mô[-]hình[-]cộng[-]đồng[-]ứng[-]phó[-]với[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu

Ông Đặng Trần Phong, Phó Bí thư Thường trực huyện ủy Can Lộc phát biểu khai mạc hội thảo.

 

Hội thảo có sự tham gia của các viện nghiên cứu, đại biểu một số tỉnh thành phố, các sở ngành, chủ nhiệm các mô hình, cộng đồng dân cư tại Hà Tĩnh. Tại đây nhiều tham luận, phát biểu đã phân tích, chia sẻ hiệu quả, lợi ích của các mô hình trong cả nước, những mô hình này đã mang lại hiệu quả và ý nghĩa xã hội lớn, giúp người dân phát triển sản xuất, chăn nuôi, chủ động ứng phó với thiên tai, bão lũ. Đặc biệt một số mô hình cho thấy hiệu quả rõ rệt đã được người dân đầu tư quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao như chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, tổ hợp tác sản xuất men vi sinh mô hình hợp tác xã dịch vụ nông lâm và môi trường tại Sơn Hàm (Hà Tĩnh), mô hình trồng rau trên vùng hạn hán (Ninh Thuận), mô hình xử lý nước bằng phương pháp màng sinh học cho cộng đồng (Bến Tre) ....


Hội thảo cũng đã thảo luận để đưa ra các nội dung nhằm giải quyết các vấn đề về tham vấn quy trình, các khó khăn chính quyền cũng như người dân gặp phải khi nhân rộng mô hình đồng thời khuyến nghị các giải pháp về vấn đề này nhằm tăng cường liên kết, chia sẻ thông tin giữa các vùng miền.


Ông Đặng Trần Phong, Phó Bí thư Thường trực huyện ủy Can Lộc cho rằng việc chia sẻ các mô hình là vô cùng ý nghĩa giúp các địa phương có thể tiếp cận, tìm hiểu để áp dụng, đặc biệt là các địa phương dễ bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu. Tuy nhiên việc vận dùng cần có sự nghiên cứu, xem xét kỹ, cần được so sánh nếu có sự tương đồng về đặc điểm mới có tính khả thi và mang lại hiệu quả, bên cạnh đó cần tiếp cận các các mô hình bền vững, có tính cộng đồng cao.


Được biết trước hội thảo đại biểu đã được tham quan 7 mô hình thuộc dự án "Áp dụng chuỗi giá trị để cải thiện sinh kế nông thôn trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Can Lộc, Hà Tĩnh" được SRD đã triển khai tại Can Lộc từ năm 2012 đến 2014.

TMT giới thiệu một số hình ảnh của Hội thảo:


[-]Hà[-]Tĩnh:[-]Chia[-]sẻ[-]kinh[-]nghiệm,[-]nhân[-]rộng[-]mô[-]hình[-]cộng[-]đồng[-]ứng[-]phó[-]với[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu

Th.s Nguyễn Hồng Sơn, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu chia sẻ tại hội thảo.
[-]Hà[-]Tĩnh:[-]Chia[-]sẻ[-]kinh[-]nghiệm,[-]nhân[-]rộng[-]mô[-]hình[-]cộng[-]đồng[-]ứng[-]phó[-]với[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu

Ông Phạm Văn Lâm chia sẻ kết quả các mô hình tại Bến Tre.
[-]Hà[-]Tĩnh:[-]Chia[-]sẻ[-]kinh[-]nghiệm,[-]nhân[-]rộng[-]mô[-]hình[-]cộng[-]đồng[-]ứng[-]phó[-]với[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu

Th.s Lê Quang Cảnh, Viện Tài nguyên Môi trường Đại học Huế chia sẻ mô hình sản xuất rau trên vùng đất khô hạn tại Ninh Thuận.
[-]Hà[-]Tĩnh:[-]Chia[-]sẻ[-]kinh[-]nghiệm,[-]nhân[-]rộng[-]mô[-]hình[-]cộng[-]đồng[-]ứng[-]phó[-]với[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu

Ông Nguyễn Đình Dũng, Hội Nông dân Hà Tĩnh chia sẻ mô hình hợp tác xã môi trường tại xã Sơn Hàm, huyện Hương Sơn.
[-]Hà[-]Tĩnh:[-]Chia[-]sẻ[-]kinh[-]nghiệm,[-]nhân[-]rộng[-]mô[-]hình[-]cộng[-]đồng[-]ứng[-]phó[-]với[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu

Đại biểu tham dự hội thảo được hộ dân chia sẻ kinh nghiệm tại mô hình sản xuất.
[-]Hà[-]Tĩnh:[-]Chia[-]sẻ[-]kinh[-]nghiệm,[-]nhân[-]rộng[-]mô[-]hình[-]cộng[-]đồng[-]ứng[-]phó[-]với[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu

Đại biểu tham dự hội thảo tham quan mô hình tổ hợp tác sản xuất men vi sinh tại Can Lộc.

Về đầu trangIn trang

VIDEO

Thời tiết

Tỷ giá

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website này thế nào?
  Giao diện đẹp, phù hợp
  Cấu trúc web chưa hợp lý
  Bình thường, cần điều chỉnh thêm
  Ý kiến khác (xin gửi về email: iwe.vietnam@gmail.com )