Nhiều bất cập trong tính thủy lợi phí |
Cập nhật lúc : 4/6/2016 10:01:45 AM |
|
  |
Giáo sư Quentin Grafton &ndash Đại học quốc gia Australia - cho biết: Định giá nước theo lượng nước sử dụng sẽ khuyến khích việc tiết kiệm nước |
  |
Đây là chia sẻ của ông Đặng Ngọc Hạnh - Viện Khoa học và Thủy lợi Việt Nam &ndash tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về định giá nước trong nông nghiệp” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng nay (6/4), tại Hà Nội.
Theo ông Đặng Ngọc Hạnh các mức thu và cơ chế để thu thủy lợi phí chưa bao giờ hoặc rất ít đề cập đến các đối tượng hưởng lợi phi nông nghiệp&hellip Các đối tượng này ngày càng lớn, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng, khu vực đô thị hóa nhanh&hellip Bên cạnh đó, về cơ chế quản lý, các công ty khai thác các công trình thủy lợi (IMC) được chuyển đổi theo mô hình Công ty TNNH một thành viên quy định tại Nghị định 95/2005/NĐ-CP dường như không đạt được các mục tiêu mong đợi. Nguyên nhân do các công trình thủy lợi được giao kế hoạch, có tư tưởng trông chờ ngân sách nhà nước, thiếu gắn kết giữa các IMC với người hưởng lợi, sử dụng nước thiếu tiết kiệm&hellip Cơ chế như hiện nay không tạo được động lực để các IMC tăng năng suất lao động và giảm giá thành.
Mặc dù nhà nước có chính sách về đổi mới phương thức quản lý sản phẩm dịch vụ công ích nhưng việc triển khai trong thực tế rất ít, rất hạn chế, hầu hết các địa phưng vẫn cố gắng níu kéo cơ chế giao kế hoạch. Cứ như vậy sẽ khó có thể tăng cường quản lý nhà nước về khai thác công trình thủy lợi như đề án tái cơ cấu ngành đã đặt ra. Hiện chưa có cơ chế ràng buộc giữa đơn vị cung ứng dịch vụ với người thụ hưởng dịch vụ và chưa bao giờ mức thu thủy lợi phí được các bên liên quan đánh giá là đảm bảo đủ cho việc quản lý khai thác sử dụng các công trình thủy lợi.
Ông Hạnh cho rằng, chính sách miễn thủy lợi phí rất khó huy động khu vực tư nhân tham gia, khó thực hiện chủ trương xã hội hóa thủy lợi theo nền kinh tế thị trường. Nếu cứ trông chờ ngân sách như hiện nay và cơ chế quản lý thủy lợi không theo quy luật thị trường thì trong thời gian tới khi ngân sách nhà nước khó khăn sẽ rất khó có những Nghị định như 67/2012 để tăng mức thu. Các IMC lại rơi vào tình trạng thiếu tiền thực hiện quản lý khai thác công trình thủy lợi.
Một chính sách giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi tốt sẽ phát huy hiệu quả khai thác tổng hợp, phục vụ đa mục tiêu, tạo nguồn tài chính bền vững cho tổ chức, cá nhân hoạt động quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Đó là sự đảm bảo bền vững nhất trong phát triển ngành. Vì vậy, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi nhằm tạo động lực khai thác tiềm năng, lợi thế từ công trình thủy lợi để tạo nguồn tài chính bền vững cho việc khai thác sử dụng các công trình thủy lợi, tạo cơ chế để huy động các nguồn lực xã hội tham gia quản lý sử dụng cung cấp sản phẩm dịch vụ thủy lợi cạnh tranh. Ông Hạnh cho rằng, ngoài việc tính giá, các chính sách mới về xã hội hóa các lĩnh vực đầu tư công, đặc biệt là hình thức hợp tác công tư PPP cũng sẽ được áp dụng cả trong hoạt động quản lý vận hành các công trình thủy lợi và đối với thủy lợi, để đổi mới phương thức quản lý khai thác thì xu hướng này cũng không phải là ngoại lệ.
Giáo sư Quentin Grafton &ndash Đại học quốc gia Australia cho rằng, để ứng phó với việc khan hiếm nước ngày càng tăng, các nhà hoạch định chính sách cần quan tâm đến việc thay đổi cách định giá nước dùng trong nông nghiệp.“Một cách định giá nước phù hợp như trả lệ phí hoặc trả theo giá thị trường mà phản ánh sự khan hiếm nước dựa trên chi phí ngắn hạn hoặc dài hạn sẽ giúp cho việc phân bổ nước nông nghiệp một các có hiệu quả và khuyến khích việc tiết kiệm nước”, Giáo sư Quentin Grafton nhấn mạnh.
Nguồn: Báo Công thương Điện tử
  |
|
|
|
Về đầu trangIn trang |