Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng số lượt truy cập:
Số người đang online:  59
Tìm giải pháp quản lý hạn hán cho vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Cập nhật lúc : 6/24/2016 8:34:15 AM
 
Các chuyên gia, nhà khoa học giới thiệu những giải pháp quản lý hạn hán tổng hợp để nâng cao hiệu quả ứng phó biến đổi khí hậu trong tương lai.  
Ngày 24-6, tại tỉnh Ninh Thuận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã tổ chức Hội thảo quốc tế về “Quản lý hạn hán tổng hợp vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Thách thức và giải pháp”.
 


Tham dự, có Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Hoàng Văn Thắng lãnh đạo UBND, Sở NN và PTNT các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Gia Lai, Đác Lắc cùng đại diện các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, nguyên nhân hạn hán không chỉ do điều kiện khí tượng thủy văn phức tạp, mà còn do việc quản lý thảm thực vật, công tác bảo vệ rừng đầu nguồn, quản lý sử dụng nguồn nước chưa tốt, dẫn đến diện tích và chất lượng rừng suy giảm việc điều tiết dòng chảy giữa mùa lũ và mùa cạn không đạt kết quả cao, làm cho dòng chảy về mùa khô bị suy giảm, tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất nông nghiệp trong vùng.
Theo Phó vụ trưởng Vụ Quản lý công trình thủy lợi và an toàn đập (Tổng cục Thủy lợi) Nguyễn Hồng Khanh, hiện tại, việc phát triển các hệ thống thủy lợi, thủy điện và các công trình khai thác nguồn nước trong lưu vực quá mức, dẫn đến khai thác cạn kiệt nguồn nước. Mặt khác, việc quản lý chưa chặt chẽ, gây lãng phí trong quá trình dẫn nước, phân phối nước trên các mặt ruộng chưa áp dụng kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm, nên nguồn nước bị hao hụt nhiều và ngược lại hiệu quả không đạt như mong muốn.
Hạn hán kéo dài cùng với nguồn nước tích trữ tại các hệ thống thủy lợi ở vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên không đáp ứng được việc tưới để sản xuất, cho nên dự kiến trong vụ hè thu năm 2016, khu vực này có hơn 25.000 ha đất trồng lúa phải dừng sản xuất vì thiếu nước nhiều diện tích cây trồng khác có khả năng bị thiếu nước tưới vào thời điểm giữa và cuối vụ.
Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (VAWR) Trung tâm Thiên tai Thái Bình Dương (ADPC) Trung tâm nghiên cứu và phát triển tài nguyên (Cộng hòa Liên Bang Đức)&hellip đã đưa ra các giải pháp như: Tăng cường phát triển khung quản lý hạn và kế hoạch hành động ứng phó hạn hán cho Việt Nam Giới thiệu về hiệu quả của dự án SERVIR &ndash Mê - Kông: khung tiếp cận và các công cụ dự báo, giám sát hạn hán Đẩy mạnh kiểm kê nguồn nước phục vụ quản lý hạn Nâng cao chất lượng dự báo khí tượng Điều tiết dòng chảy Định hướng chuyển đổi cây trồng phù hợp&hellip nhằm nâng cao chất lượng quản lý hạn hán tổng hợp tại vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Hoàng Văn Thắng cho biết, hạn hán ngày càng khắc nghiệt, có phần do con người chưa tích cực giữ rừng, khai thác nguồn nước ngầm quá mức. Mục tiêu của Hội thảo quốc tế lần này, ngoài việc tiếp thu các giải pháp do các chuyên gia, nhà khoa học đưa ra, vấn đề cấp bách nhất là các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức đối với mọi người trong việc quản lý, sử dụng nguồn nước một cách phù hợp.
“Nếu không giải quyết triệt để tình trạng gieo trồng tự phát, vượt quy hoạch cấp nước ở những vùng không có công trình thủy lợi phụ trách tưới hoặc công trình thủy lợi nhỏ không đủ năng lực phục vụ và không có giải pháp quản lý nguồn nước tốt hơn, thì vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên sẽ tiếp tục bị thiệt hại nhiều hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt” - Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng nói.
Theo www.nhandan.com.vn

Về đầu trangIn trang

VIDEO

Thời tiết

Tỷ giá

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website này thế nào?
  Giao diện đẹp, phù hợp
  Cấu trúc web chưa hợp lý
  Bình thường, cần điều chỉnh thêm
  Ý kiến khác (xin gửi về email: iwe.vietnam@gmail.com )