Vùng giữa sông Tiền-sông Hậu là một trong 4 vùng thủy lợi chính của ĐBSCL, rộng 810.116 ha, bao gồm địa phận các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới (An Giang) và huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú (Bến Tre), là vùng ngập trung bình trong mùa lũ. Trong thời gian qua, tuy đã được nâng cấp nhưng vẫn còn bất cập.
 
Khắc phục tình trạng này, Bộ NN&PTNT đã qui hoạch xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi tại đây từ nay đến trước năm 2020. Nguồn cấp, tiêu nước cho vùng này (chia thành 6 tiểu vùng: Bắc kênh Vĩnh An, Bắc Vàm Nao, Chợ Mới, Bắc sông Mang Thít - Nam Cái Tàu Thượng, Nam sông Mang Thít, Bến Tre) là sông Tiền, sông Hậu.
Theo đó, 3 tiểu vùng Bắc kênh Vĩnh An, Bắc Vàm Nao, Chợ Mới (An Giang) do thuận lợi về nguồn nước ngọt nên nhiệm vụ chính là kiểm soát lũ, ổn định đời sống dân cư, phát triển nông nghiệp. Vì vậy, sẽ tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống kiểm soát lũ, xây dựng quy trình vận hành từng hệ thống, nạo vét kênh mương, xây dựng các kè bảo vệ bờ sông Tiền, sông Hậu và một số rạch như Bình Ghi&hellip.
Tiểu vùng Bắc Măng Thít -Nam Cái Tàu Thượng cũng có nguồn nước ngọt khá dồi dào , có nhiệm vụ chính là nâng cao năng lực cấp nước, tiêu nước và kiểm soát lũ bằng hệ thống kênh ngang phục vụ ổn định đời sống dân cư, phát triển nông nghiệp, trong đó có bảo vệ vườn cây ăn trái. Do đó, phải hoàn chỉnh hệ thống kiểm soát lũ, nạo vét, mở rộng các kênh nối sông Tiền với sông Hậu như Mương Khai, Nha Mân - Tư Tải, Xã Tàu - Sóc Tro, Cần Thơ -Huyện Hàm, phát triển hệ thống bơm tưới, tiêu, hoàn chỉnh hệ thống cống các cấp, xây dựng hệ thống đê ven sông Tiền và sông Hậu, xây dựng các kè bảo vệ bờ sông Tiền, sông Hậu, các kênh nối 2 sông.
Tiểu vùng Nam Măng Thít có nhiệm vụ kiểm soát mặn, cấp ngọt, tiêu úng phục vụ ổn định đời sống dân cư, phát triển nông nghiệp và nuôi thuỷ sản nên phải h oàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi tại đây cùng với xây dựng hoàn chỉnh quy trình vận hành hệ thống bảo đảm ổn định diện tích các khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản, từng bước hoàn chính hệ thống đê biển, đê cửa sông đủ khả năng kiểm soát sóng biển, triều cường, ứng phó với nước biển dâng.
Tiểu vùng Bến Tre hiện đã có công trình cống - đập Ba Lai, có nhiệm vụ chủ yếu là kiểm soát lũ ở phần phía Bắc tỉnh Bến Tre, kiểm soát mặn, cấp nước ngọt, thoát lũ, tiêu úng nhằm ổn định đời sống dân cư, bảo vệ vườn cây ăn trái, phát triển nuôi thuỷ sản cho phần phía Nam tỉnh này. Tại tiểu vùng này sẽ tiếp tục hoàn chỉnh và đồng bộ vùng dự án Bắc Bến Tre, ưu tiên cho cống ngăn mặn và hệ thống đê sông, đê biển thay thế cống Bến Tre (Chẹt Sậy) và các cống nhỏ ven sông Hàm Luông bằng cống Hàm Luông, An Hóa trên cơ sở kết quả tính toán xâm nhập mặn.
Theo Viện qui hoạch Thủy lợi miền Nam, thủy lợi tại vùng giữa sông Tiền và sông Hậu hiện còn nhiều bất cập như tiến độ thực hiện xây dựng c ác kênh trục nối sông Tiền và sông Hậu quá chậm , h ệ thống cống &ndash đập Ba Lai chưa đồng bộ nên phát huy hiệu quả thấp , h ệ thống thủy lợi nội đồng trong vùng vẫn chưa phát triển . Theo qui hoạch trước đây, vùng giữa sông Tiền và sông Hậu chỉ sản xuất 2 vụ lúa (đông xuân, hè thu) nên hệ thống bờ bao, đê bao chỉ nhằm bảo vệ lúa hè thu khi gặp lũ sớm (tháng Tám). Trong những năm qua, diện tích đất được đắp đê bao kiểm soát lũ cả năm để sản xuất 3 vụ lúa (thêm vụ thu đông) tăng nhanh, nhiều nhất ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp đã gây tác động không tích cực của dòng chảy lũ, nước ngầm và môi trường. Riêng tại tiểu vùng Bắc Vĩnh An (An Giang) hiện qui hoạch chưa rõ, nhất là tại khu vực huyện An Phú . Khu vực Chợ Mới tuy đã được kiểm soát lũ cả năm song hệ thống công trình chưa đồng bộ, khép kín nên chưa chủ động trong việc kiểm soát lũ. Việc cấp nước cho phần lớn diện tích tại tiểu vùng chưa chủ động, người dân phải tự thực hiện bằng các loại máy bơm dầu nhỏ. Hàng năm, phía Tây kênh Bảy Xã thường xuyên bị lũ tràn, gây sạt lở bờ và bồi lắng nghiêm trọng hệ thống lòng sông và kênh các cấp, người dân phải bỏ ra hàng tỷ đồng để nạo vét, duy tu kênh, bờ kênh. Mật độ kênh cấp II trong tiểu vùng nhìn chung còn thấp, chưa đủ năng lực cấp, tiêu nước. Đường bộ nông thôn chưa bảo đảm yêu cầu đi lại trong mùa mưa lũ./.
 
Ngọc Thắng (Theo TTXVN/Vietnam+)
|