Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng số lượt truy cập:
Số người đang online:  85
Cà Mau tập trung xây dựng các công trình phòng, chống xói lở
Cập nhật lúc : 2/27/2019 8:36:41 AM

Do tác động của biến đổi khí hậu, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Cà Mau diễn ra nhanh và ngày càng nghiêm trọng. Trong đó, đáng báo động nhất là tình hình sạt lở bờ biển ngày càng diễn biến phức tạp.

Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau, để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, thời gian qua, địa phương này đã tập trung đầu tư vào các công trình khắc phục hạn hán, áp dụng nhiều biện pháp từ công trình cho đến phi công trình, nhiều nguồn vốn khác nhau để phòng chống, xử lý xói lở trên địa bàn.

Đến nay, toàn tỉnh đã xử lý khắc phục xói lở nhiều vị trí xung yếu ven biển với tổng chiều dài 17.793 m, tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng. Qua đó, đã tạo được bãi bồi phía bên trong và một phần phía bên ngoài kè, khôi phục được hàng trăm ha rừng phòng hộ, bảo vệ đê biển.

 

Thời gian qua, do tác động của biến đổi khí hậu, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Cà Mau diễn ra nhanh và ngày càng nghiêm trọng. Trong đó, đáng báo động nhất là tình hình sạt lở bờ biển ngày càng diễn biến phức tạp. Hiện cả bờ biển Tây và biển Đông của tỉnh Cà Mau có hơn 100km bị xói lở, uy hiếp chân đê phòng hộ, nguy cơ gây vỡ đê rất cao. Hơn 10 năm qua, tỉnh này đã bị mất hơn 8.800 ha rừng ven biển, trung bình mỗi năm mất 800 ha.

 

Ngoài ra, tỉnh Cà Mau còn có 27 vị trí sạt lở bờ sông, với tổng chiều dài khoảng 38km. Trong đó, có nhiều vị trí xung yếu, nguy cơ sạt lở rất cao. Có hơn 1.000 hộ dân cần di dời để đảm bảo tính mạng, tài sản. Trước tình hình trên, tỉnh Cà Mau kiến nghị Trung ương cần quan tâm, tăng vốn hỗ trợ cho tỉnh để đầu tư thực hiện các dự án kè chống sạt lở ven biển bổ sung vốn để thực hiện đầu tư hoàn chỉnh dự án đầu tư xây dựng nâng cấp đê biển Tây và biển Đông.

 

Chỉ tính riêng trong năm 2018, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển cũng gia tăng đáng kể với 118 vụ, 9 đợt triều cường gây thiệt hại về tính mạng và tài sản cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Tại các khu vực sạt lở và có nguy cơ sạt lở trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện vẫn còn hàng nghìn hộ dân đang sinh sống. Họ đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm từ sạt lở. Tình trạng sạt lở trên địa bàn tỉnh Cà Mau bắt đầu xuất hiện nghiêm trọng kể từ năm 2006.

 

Nhằm ứng phó với tình trạng trên, tỉnh Cà Mau đã và đang tập trung đầu tư hàng loạt những công trình, dự án phòng chống sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển. Dự án kè cấp bách bảo vệ bờ biển Đông khu vực cửa biển Rạch Gốc, cửa biển Vàm Xoáy với tổng mức đầu tư dự kiến trên 135 tỷ đồng đang được gấp rút triển khai là một điển hình. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2018 - 2019. Tỉnh Cà Mau cũng đã triển khai nhiều dự án bố trí, ổn định dân cư vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Giai đoạn 2016 - 2020, có 14 dự án đầu tư bố trí dân cư vùng thiên tai được duyệt với 21 khu/điểm dân cư, tổng vốn được phê duyệt khoảng 481 tỷ đồng.

 

Để thực hiện tốt tinh thần phòng là chính, hiện tỉnh Cà Mau đang tiếp tục rà soát, bố trí cơ cấu tổ chức và lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai theo hướng chuyên trách, tinh gọn. Đồng thời, tỉnh đang tiếp tục kiến nghị Trung ương quan tâm bổ sung, hỗ trợ 126,588 tỷ đồng giai đoạn 2019-2020 cho các dự án chuyển tiếp và 32 tỷ đồng cho dự án bố trí dân cư vùng thiên tai khóm 1 và 2, thị trấn Năm Căn. Ngoài ra, kiến nghị Trung ương xem xét cho tỉnh được áp dụng cơ chế ngân sách Trung ương cấp phát toàn bộ số vốn ODA đầu tư cho các dự án xây dựng đê biển, xây dựng kè tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ chống sạt lở ven biển, ứng phó với biến đổi khí hậu mà không phải áp dụng cơ chế ngân sách tỉnh vay lại vốn ODA. Đặc biệt, có cơ chế huy động vốn của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kè tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ ven biển kết hợp với đầu tư khai thác du lịch sinh thái, điện gió, điện năng lượng mặt trời.

 

Được biết, hiện nay, tỉnh Cà Mau còn 48.320 m cần tiếp tục đầu tư, trong đó có 11.180 m đã bố trí vốn 252,376 tỷ đồng. Như vậy, nhu cầu của tỉnh hiện vẫn còn cần Trung ương tiếp tục xem xét, bố trí thêm 331,1 tỷ đồng giai đoạn 2019-2020 cho các dự án đầu tư xây dựng kè cấp bách bờ biển đông khu vực Rạch Gốc, Vàm Xoáy dự án trồng rừng phòng hộ ven sông, bãi trồng rừng phòng hộ cửa sông, ven biển đầu tư xây dựng kè chống sạt lở khu dân cư khu vực thị trấn Năm Căn. Bên cạnh đó, cần xem xét hỗ trợ 234 tỷ đồng cho các dự án kè cấp bách bảo vệ biển Đông đoạn Hố Gùi, Vàm Xoáy.

 

Bên cạnh những giải pháp công trình, tỉnh Cà Mau còn tiến hành nhiều dự án phi công trình như tổ chức sản xuất theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung tuyên truyền để người dân chủ động trong sản xuất với các biện pháp mô hình, đối tượng sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh cũng đang rất cần các bộ, ngành và cơ quan chuyên môn hỗ trợ cho tỉnh một số công việc mà tỉnh đang gặp khó khăn, nhất là các nghiên cứu cơ bản, các quy trình, kỹ thuật xây dựng công trình, mô hình sản xuất để thích ứng trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu&hellip

Theo cpv.org.vn
Về đầu trangIn trang

VIDEO

Thời tiết

Tỷ giá

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website này thế nào?
  Giao diện đẹp, phù hợp
  Cấu trúc web chưa hợp lý
  Bình thường, cần điều chỉnh thêm
  Ý kiến khác (xin gửi về email: iwe.vietnam@gmail.com )