Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng số lượt truy cập:
Số người đang online:  68
Giải quyết xung đột nguồn nước
Cập nhật lúc : 3/5/2019 9:54:05 AM

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, thậm chí, nó còn được đánh giá quan trọng hơn dầu mỏ trong vòng 50 năm tới theo khẳng định trong một nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, nguồn nước ngọt trên lại phân bố không đồng đều giữa các quốc gia trên thế giới, lưu vực những con “sông chung”. Việc khai thác, sử dụng không hợp lý dẫn đến tình trạng thiếu nước, làm phát sinh mâu thuẫn giữa các nước có chung nguồn nước.

 Xung đột nguồn nước do thiếu nước?

Trên thế giới, xung đột về tài nguyên nước thường diễn ra ở một số lưu vực sông lớn như lưu vực sông Jordan (chảy qua Li-băng, Syria, Israel, Jordan), lưu vực sông Tigris và Euphrates (bắt nguồn từ Thổ Nhĩ Kỳ), lưu vực sông Nile (cung cấp nước cho người dân hai quốc gia là Ai Cập và Sudan), lưu vực sông Indus, lưu vực sông Hằng (Ganges) và lưu vực sông Mê Công. Trong đó, mâu thuẫn  nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Uỷ hội sông Mê Công quốc tế về vấn đề nguồn nước sông Mê Công khiến cộng đồng quốc tế không khỏi lo ngại.  Là nước thượng nguồn, Trung Quốc đã tìm nhiều cách để sở hữu nguồn nước Mê Công như: không tham gia Ủy hội Sông Mê Công (bao gồm các nước: Myanmar, Lào, Thái Lan, Caphuchia và Việt Nam), xây dựng nhiều đập nước để làm thủy điện, tích nước, chuyển dòng&hellip

Theo các chuyên gia về tài nguyên nước, xung đột trong quá trình quản lý tài nguyên nước thường xảy ra giữa nhiều nhóm đối tượng, nhiều bên liên quan trên các địa bàn khác nhau do lưu vực các con sông thường trải rộng trên nhiều quốc gia dẫn đến các mẫu thuẫn, xung đột, chiến tranh về sử dụng nguồn nước. Thiếu nước chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra sự xung đột về nguồn nước. Hiện tại, trên thế giới có tới hơn 1,2 tỷ người không được tiếp cận nguồn nước sạch khoảng 2,4 tỷ người sống tại các quốc gia khủng hoảng thiếu nguồn nước. Trong tương lai gần, vùng Đông Bắc Trung Quốc sẽ trở thành vùng khô hạn nhất thế giới, điều này gây ảnh hưởng tới 24 triệu người, thậm chí, năm 2017, Thủ đô Sana của Yemen sẽ không có nước.

Ở nhiều vùng khô hạn, người ta phải khai thác quá mức nguồn nước dự trữ có khả năng tự tái tạo &ndash đó là nước ngầm để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, mực nước ngầm đã hạ xuống rất nhanh tiêu biểu như tại các thung vũng sông Nile hay sông Tigris và Euphrates. Mực nước ngầm xuống thấp lại tác động ngược quá trình phát triển kinh tế, xã hội theo hướng tiêu cực.

Ngoài thiếu nước, các nhà phân tích còn chỉ ra nguyên nhân dẫn đến chiến tranh và xung đột nguồn nước còn do nước là tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế lớn, quản lý nhà nước về tài nguyên nước còn nhiều hạn chế, biểu giá nước, thiếu sự tham gia của các đối tượng sử dụng nước, điều kiện kinh tế và nhận thức cộng đồng thấp.

Trên thực tế, kinh doanh nước sạch đang là ngành công nghiệp có doanh thu khổng lồ. Ngay ở thời điểm năm 2000, Fortune cho biết việc cung cấp loại chất lỏng “mọi người đều cần” và “ngày càng cần hơn” đang được tư hữu hóa trên khắp thế giới, từ Buenos Aires đến Atlanta hay Jakarta và tạo ra những cơ hội kinh doanh cực kỳ béo bở mang về 400 tỷ USD mỗi năm cho các đại gia công nghiệp. Số tiền đó tương đương 40% doanh thu ngành dầu mỏ và lớn hơn 33% doanh thu ngành dược phẩm toàn cầu. Nhận thức của cộng đồng được xem là công cụ hữu hiệu trong việc bảo tồn, gìn giữ và sử dụng tiết kiệm nguồn nước cũng như hạn chế tối đã các xung đột liên quan đến nước. Tuy nhiên, do nhận thức của cộng đồng thấp, đi kèm với việc hạn chế cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ thì thái độ hay hành vi ứng xử của cộng đồng rất dễ bị lệch lạc. Những lời đồn thổi, những thông tin sai lệch cũng là nguyên nhân gây ra các xung đột, mâu thuẫn giữa các nhóm cộng đồng.

Giải pháp cho các cuộc chiến tranh, xung đột vì nguồn nước

Sau hơn 15 năm tranh luận, cuối tháng 7/2010, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu công nhận tiếp cận nước sạch và điều kiện sống hợp vệ sinh là một trong những quyền căn bản của con người, với 122 phiếu ủng hộ, 44 phiếu trắng và 0 phiếu chống. Đó là một sự công nhận khá muộn màng vì nhiều quyền cơ bản của con người được công nhận trước đó không thể tồn tại nếu không có nước. Cho đến nay, việc thiếu tiếp cận nước sạch là vi phạm nhân quyền lớn nhất trên thế giới. Vì thế, giải pháp đầu tiên được đưa ra là phổ biến rộng rãi hơn nữa khái niệm “Quyền con người về sử dụng nước”.

Cùng với đó, cần xây dựng những thỏa thuận về sử dụng tài nguyên nước có hiệu lực pháp lý rộng và cao hơn nữa. Thực tế cho thấy, các cuộc xung đột, các cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát nguồn nước cũng không đem lại lợi ích tuyệt đối cho một quốc gia nào mà chỉ gây ra nhiều bất ổn, làm căng thẳng thêm tình hình thế giới. Daniel Zimmer &ndash giám đốc của Hội đồng Nước thế giới (WWC) nhận định “Nước suy cho cùng là một nguyên nhân của hợp tác hơn là chiến tranh. Vì nó quá thiết yếu đến nỗi bạn không thể chiếm đoạt nó bằng chiến tranh”. Vì thế, thay vì việc tranh chấp, đã xuất hiện ngày càng nhiều các thỏa thuận sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này. Hiện tại, các quốc gia ở châu Âu đang có tới 175 Hiệp ước trong việc sử dụng nguồn tài nguyên chung ở 4 con sông. Châu Phi có 12 con sông sử dụng chung và 34 Hiệp ước. Ở châu Á, 45 quốc gia đã có 31 Hiệp ước được ký kết về sử dụng tài nguyên ở 5 con sông lớn. Có tới 48 Ủy ban hợp tác về sử dụng chung nguồn nước các con sông ở châu Âu, 23 ở Mỹ, 10 ở châu Phi và 9 ở châu Á.

Chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc mở rộng không gian ký kết các hiệp ước, tổ chức quản lý chung liên quan đến khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước ở những khu vực còn tranh chấp, đồng thời, tăng cường hiệu quả, tính pháp lý của những hiệp ước, tổ chức này giống như châu Âu có “Hướng dẫn Khung về TNN Châu Âu” (EU Water Framework Directive &ndash WFD) ra đời ngày 23/10/2000 và tất cả các quốc gia trên các lưu vực sông (đặc biệt lưu vực sông xuyên quốc gia) đều phải tuân thủ Hướng dẫn này.

(Theo Monre.gov.vn)


Về đầu trangIn trang

VIDEO

Thời tiết

Tỷ giá

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website này thế nào?
  Giao diện đẹp, phù hợp
  Cấu trúc web chưa hợp lý
  Bình thường, cần điều chỉnh thêm
  Ý kiến khác (xin gửi về email: iwe.vietnam@gmail.com )