Ngày Nước thế giới được tổ chức vào ngày 22 tháng 3 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nước trong việc bảo vệ sức khỏe của con người và duy trì các hệ sinh thái trên hành tinh. Chủ đề Ngày nước thế giới năm 2020 là "Nước và Biến đổi khí hậu" nhấn mạnh tầm quan trọng cấp thiết của việc tăng cường an ninh nguồn nước và thiết lập khả năng tiếp cận nguồn cung cấp nước bền vững trước những thay đổi của biến đổi khí hậu trên toàn thế giới.
Việc tập trung vào chủ đề này cũng đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về sự thay đổi điều kiện khí quyển và đại dương đang định hình lại chu trình thủy văn toàn cầu hiện nay. 
Tăng khả năng tiếp cận bền vững với nguồn nước uống an toàn là mục tiêu chính của Chiến lược nước toàn cầu của Chính phủ Hoa Kỳ và Kế hoạch phát triển nước của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Để hỗ trợ cho chiến lược nước, USAID tìm cách để có thêm 15 triệu người được tiếp cận với nguồn nước an toàn, bền vững cũng như các dịch vụ về nước và vệ sinh môi trường đến năm 2022.
 
Logo Ngày Nước thế giới năm 2020
Số liệu thống kê cho thấy, trên toàn cầu, hiện có khoảng 663 triệu người vẫn chưa được tiếp cận với nguồn nước uống an toàn, đảm bảo về sức khỏe và vệ sinh môi trường. Ngay cả đối với những người có khả năng tiếp cận thì các dịch vụ về nước thường không đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản. 
 
Trên khắp các vùng cận sa mạc Sahara của Châu Phi, có khoảng 30% đến 50% hệ thống cấp nước nông thôn không hoạt động sau 5 năm xây dựng mặt khác, các tiện ích  trong khu vực đô thị thì chỉ thường bao gồm các đường cấp nước. Và như vậy, nước thường bị ô nhiễm từ các chất ô nhiễm đô thị, công nghiệp và nông nghiệp đồng thời gây ảnh hưởng ô nhiễm đến các hệ thống nước không bị ô nhiễm, ngay cả những nước được phân loại là nguồn an toàn. Nhiều người trong số những người thiếu tiếp cận với các dịch vụ nước cơ bản cũng sống trong các quốc gia bị xung đột với quản trị nước kém, an ninh nguồn nước thấp, tỷ lệ nghèo đói cao và các thể chế yếu kém. Ở các quốc gia có lịch sử xung đột và bất ổn dân sự, tác động của người tị nạn cũng làm xấu thêm tình trạng của các dịch vụ cung cấp nước.
 
Phương pháp tiếp cận của USAID
 
USAID tìm cách giúp các quốc gia đối tác đối phó tốt hơn với áp lực gia tăng các nguồn nước ngọt, bao gồm cả nguồn cung cấp nước uống, nước cho sinh hoạt, thông qua các khoản đầu tư về quản trị và phân bổ công bằng nguồn nước, mở rộng bảo vệ và phục hồi lưu vực sông, tăng khả năng phục hồi của cộng đồng trước các căng thẳng, thiên tai liên quan đến nước. 
 
Tiếp cận nguồn nước uống an toàn và đáng tin cậy là rất quan trọng đối với sức khỏe và sinh kế con người, và đặc biệt quan trọng đảm bảo sức khỏe, các cơ hội được giáo dục, phát triển kinh tế cho phụ nữ và trẻ em gái. Việc cung cấp và quản lý nước uống đáng tin cậy cũng tạo dựng niềm tin vào chính quyền địa phương và quốc gia và có thể đóng góp cho sự ổn định của địa phương và quốc gia. 
 
Logo Ngày Nước thế giới năm 2020
Tăng mức độ được tiếp cận nguồn nước an toàn ở khu vực nông thôn là mục tiêu trọng tâm các khoản đầu tư của USAID. Trong khi đầu tư vào cấp nước nông thôn vẫn sẽ được tiếp tục trong tương lai thì với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cũng đòi hỏi sự chú ý ngày càng tăng đối với các dịch vụ và tiện ích đô thị, đặc biệt là ở các khu định cư ven đô dày đặc và các thành phố, thị trấn thứ cấp, thường được cấp nước bởi các nhà cung cấp không chính thức. 
 
Các hỗ trợ về lĩnh vực nước của USAID, bao gồm:
 
&bull Tăng số lượng người tiếp cận với các dịch vụ cơ bản về nước.
 
&bull Cải thiện khả năng của các cơ sở giáo dục và y tế để cung cấp và quản lý các dịch vụ nước đầy đủ trong các trường học và các phòng khám y tế.
 
&bull Xúc tiến tăng nguồn tài chính cho các hoạt động và bảo tồn, duy trì hệ thống nước, bao gồm tăng đầu tư vào các sáng kiến, sáng tạo về tài chính trong quản lý nước.
 
&bull Cải thiện chất lượng và độ tin cậy của nguồn nước uống, nước sinh hoạt.
 
&bull Tăng số lượng người tiếp cận với các dịch vụ nước uống được quản lý an toàn.
 
Theo đó, nhờ tác động của các chương trình USAID, các cộng đồng trên khắp thế giới đã và đang được hưởng lợi từ việc tiếp cận với các dịch vụ vệ sinh và nước được cải thiện và tiến bộ hơn trong việc ứng phó với khí hậu thay đổi.