Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng số lượt truy cập:
Số người đang online:  443686
Chiến lược phát triển của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

-    Các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước: i) Nghị quyết Đại hội Đảng X, ii) Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII (1996) và Kết luận Hội nghị Trung ương 6 khoá IX (2002) về khoa học và giáo dục iii) Luật KHCN (2000) iv) Chiến lược Phát triển KHCN của Nhà nước giai đoạn 2006 &ndash 2010 v) Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập...., vi) Các Quyết định Thủ tướng Chính phủ: số 171/2004/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế quản lý KHCN, số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020
-    Các Chương trình, Chiến lược phát triển của đất nước và của ngành: Chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2005-2010, Chiến lược Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai Chiến lược Bảo vệ môi trường, Chiến lược tài nguyên nước quốc gia Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và VSMT nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH, Đề án Tam nông Chương trình hành động phòng chống sa mạc hoá, Chiến lược phát triển Thủy lợi đến năm 2020 (Dự thảo).
-    Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Viện Khoa học Thủy lợi và Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam
-    Quyết định số 2165 QĐ-BNN-TCCB ngày 17/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường
-    Công văn số 453 CV/VKHTLVN ngày 4/11/2008 của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam về việc cung cấp mẫu đề cương và tài liệu tham khảo viết chiến lược của các đơn vị trực thuộc.

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VIỆN  ĐẾN 2020

1    Chiến lược xây dựng nguồn lực
Mục tiêu:
-    Kiện toàn được cơ cấu tổ chức của Viện theo hướng tinh gọn, chuyên môn hoá, mở rộng quyền tự chủ của các đơn vị trực thuộc.
-    Tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ tư vấn chuyển giao công nghệ.
-    Xây dựng tiềm lực cơ sở vật chất của Viện đạt trình độ khá đến tiên tiến trong khu vực vào năm 2020.

Giải pháp:
(a) Kiện toàn cơ cấu tổ chức:
-    Chuyên môn hoá các đơn vị trực thuộc thành 3 khối: (i) khối chức năng, nghiệp vụ (ii) khối nghiên cứu và (iii) khối tư vấn, sản xuất, kinh doanh.
-    Khối chức năng, nghiệp vụ: sắp xếp theo hướng tin gọn, có cơ chế tài chính để khuyến khích cán bộ yên tâm làm việc.
-    Khối nghiên cứu: hình thành các nhóm nghiên cứu về các lĩnh vực chủ chốt: tài nguyên nước, biến đổi khí hậu, tưới tiêu, công nghệ môi trường, quản lý môi trường, hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi.
-    Khối tư vấn, sản xuất, kinh doanh: tạo tối đa quyền tự chủ, phát triển theo hình thức doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý kinh tế, kinh doanh, tiếp thị sản phẩm.
(b) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, theo hướng chuyên môn hoá:
-    Xây dựng tiêu chuẩn riêng về chuyên môn, ngoại ngữ phù hợp với từng đối tượng cán bộ: cán bộ khoa học chuyên gia tư vấn, chuyển giao công nghệ cán bộ sản xuất, kinh doanh cán bộ làm công tác nghiệp vụ. Việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp, đánh giá năng lực cán bộ được thực hiện nghiêm túc theo các tiêu chuẩn riêng biệt đó.
-    Thu hút, phát hiện, đào tạo và hỗ trợ những cán bộ có năng lực trở thành những nhà khoa học chủ chốt của các nhóm nghiên cứu mạnh dạn tinh giảm số cán bộ không đáp ứng được yêu cầu. Đến năm 2020 bảo đảm mỗi nhóm nghiên cứu có ít nhất 1 cán bộ có trình độ Tiến sỹ, 50% có trình độ thạc sỹ trở lên 100% cán bộ nghiên cứu làm việc được bằng tiếng Anh.
-    Thu hút chuyên gia quốc tế vào làm việc tại Viện và cán bộ của Viện thực tập và làm việc tại các cơ sở nghiên cứu nước ngoài, trước mắt thông qua các chương trình, dự án hợp tác song phương và đa phương, chương trình tình nguyện viên
-    Cán bộ tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh, nghiệp vụ được tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp theo nhu cầu công việc.
-    Đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý, năng lực sáng tạo,  tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý. Yêu cầu bắt buộc cán bộ nghiệp vụ phải có chứng chỉ nghiệp vụ trong lĩnh vực được phân công đảm nhiệm. Coi việc bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ là công việc thường xuyên và cần thiết trong quá trình xây dựng và phát triển của Viện.
-    Bảo đảm thu nhập, chế độ đãi ngộ phù hợp để cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ có thể toàn tâm, toàn ý phục vụ cho sự nghiệp phát triển của Viện.
-    Tiến hành công tác đánh giá cán bộ một cách thường xuyên theo các tiêu chí quy định trong quy chế tuyển dụng, đào tạo và sử dụng cán bộ.
(c) Từng bước xây dựng cơ sở vật chất và tăng cường trang thiết bị và phương tiện nghiên cứu theo tiêu chuẩn quốc tế:
-    Quy hoạch lại, củng cố khu vực trụ sở hiện nay đảm bảo khang trang, hiện đại, phù hợp với yêu cầu của một cơ quan khoa học, tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ làm việc.
-    Xây dựng Đề án khu thí nghiệm tưới tiêu và môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu thực nghiệm.
-    Từng bước trang bị cho cán bộ các thiết bị, phần mềm và phương tiện nghiên cứu đáp ứng được nhu cầu từ các dự án tăng cường trang thiết bị và từ nguồn vốn tích luỹ của Viện.
-    Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học công nghệ, đặc biệt là các thông tin khoa học công nghệ của thế giới.

2    Chiến lược về khoa học công nghệ
Mục tiêu chung: Xây dựng Viện trở thành một đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ mạnh của Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam.
    Mục tiêu cho từng lĩnh vực:
-    Tài nguyên nước và biến đổi khí hậu: Giải quyết được những vấn đề của quốc gia và của ngành về tài nguyên nước và biến đổi khí hậu đưa các hoạt động về quản lý tài nguyên nước và biến đổi khí hậu trở thành một thế mạnh của Viện để đáp ứng với nhu cầu trong nước và những vấn đề có tính toàn cầu.
-    Tưới tiêu cải tạo đất, cấp thoát nước: giải quyết được các vấn đề hiện đại hoá, đa dạng hoá mục tiêu các công trình thuỷ lợi, cấp thoát nước nông thôn.
-    Môi trường: Giải quyết được các vấn đề môi trường nông thôn, tiến tới giải quyết các vấn đề môi trường đô thị và công nghiệp.
Phương hướng:
Tài nguyên nước:
-    Quản lý tổng hợp tài nguyên nước thống nhất trên lưu vực sông,  bảo đảm sự phát triển bền vững.
-    Các giải pháp bảo vệ nguồn nước, chống suy thoái nguồn nước do cạn kiệt và ô nhiễm
-    Các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng theo các kịch bản đến các tình hình dân sinh kinh tế, xã hội của các vùng kinh tế trọng điểm.
-    Quản lý, phòng ngừa các tác hại của nước gây ra: lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn,vvv
-    Ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật cao trong giám sát tài nguyên nước.
Tưới tiêu cải tạo đất và cấp thoát nước:
-    Công nghệ tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao.
-    Hiện đại hoá hệ thống tưới, tiêu đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thích ứng BĐKH.
-    Cấp nước, VSMT nông thôn.
Môi trường:
-    Quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường.
-    Công nghệ xử lý môi trường nông thôn, làng nghề.
-    Cơ sở khoa học xây dựng cơ chế chính sách, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật lĩnh vực môi trường phục vụ công tác quản lý của ngành
Giải pháp:
-    Tích cực tham gia các chương trình khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp Nhà nước: công tác đề xuất đề tài, công tác tuyển chọn tổ chức cá nhân chủ trì đề tài.
-    Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, các mô hình tính toán trong công tác nghiên cứu Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về các lĩnh vực nghiên cứu của Viện.
-    Liên kết với các tổ chức và các nhà khoa học quốc tế và các tổ chức, nhà khoa học có uy tín trong nước trong việc thực hiện các đề tài nghiên cứu để đào tạo cán bộ và nâng cao chất lượng nghiên cứu.
-    Đề xuất và tham gia các dự án hợp tác khoa học - công nghệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
-    Tập trung nguồn lực để nghiên cứu tạo ra các sản phẩm công nghệ, thiết bị có khả năng thương mại hoá.
-    Tăng cường công tác quản lý giám sát các hoạt động nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu tiến tới đạt trình độ quốc tế vào năm 2020 trước mắt có cơ chế khuyến khích các đề tài có kết quả nghiên cứu đạt giải thưởng hoặc được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế.

3    Chiến lược về sản xuất kinh doanh & dịch vụ khoa học công nghệ
Mục tiêu:
-    Xây dựng Viện thành một tổ chức có thương hiệu mạng về dịch vụ KHCN-SXKD trong lĩnh vực tài nguyên nước, tưới tiêu và môi trường.
-    Nâng cao tỷ trọng đóng góp của dịch vụ KHCN-SXKD cho Viện đạt 50% trên tổng doanh thu.
Phương hướng:
    Tập trung phát triển các công nghệ mũi nhọn bao gồm các công nghệ tiên tiến có hàm lượng khoa học cao, có ảnh hưởng tác động tới việc hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn như:
- Thu trữ nước chống sa mạc hóa.
- Công nghệ tưới hiện đại tiết kiệm nước
- Công nghệ xử lý nước sinh hoạt sử dụng vật liệu nano
- Công nghệ xử lý rác thải, nước thải
- Công nghệ quản lý các hệ thống thuỷ lợi theo hướng hiện đại hoá.
Giải pháp:
-    Xây dựng cơ chế cho các hoạt động KHCN, SXKD theo hướng mở rộng quyền tự chủ, nâng cao khả năng cạnh tranh.
-    Nâng cao chất lượng tư vấn và chuyển giao công nghệ bằng việc triển khai thực hiện quy chế quản lý hợp đồng kinh tế, xây dựng và triển khai quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
-    Hoàn thiện các công nghệ, thiết bị có khả năng thương mại hoá tổ chức các hoạt động giới thiệu, tiếp thị và quảng bá cho các sản phẩm công nghệ của Viện.
-    Triển khai các dự án sản xuất thử nghiệm thiết bị lọc nước nano, thiết bị tưới tiết kiệm nước.
-    Liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong dịch vụ KHCN, tư vấn, sản xuất kinh doanh.
-    Triển khai các hình thức sản xuất kinh doanh theo cơ chế BT, BOT...

4     Chiến lược về Hợp tác quốc tế
Mục tiêu:
-    Tiếp cận các chuẩn mực khoa học &ndash công nghệ của thế giới
-    Triển khai được các chương trình, dự án hợp tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực, tạo doanh thu cho Viện
Phương hướng:
    Hoạt động hợp tác quốc tế tập trung vào một số lĩnh vực có tính toàn cầu và một số lĩnh vực được thế giới quan tâm như:
-    Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
-    Biến đổi khí hậu
-    Môi trường sinh thái
Giải pháp:
-    Nhanh chóng tiếp cận các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường của thế giới trong bối cảnh hội nhập phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam.
-    Đổi mới cơ chế hợp tác quốc tế, mở rộng quyền tự chủ, có cơ chế chính sách khuyến khích các đơn vị và cá nhân về hợp tác quốc tế.
-    Tích cực tiếp xúc với các tổ chức quốc tế nhằm tìm kiếm, thực hiện các dự án hợp tác nghiên cứu song phương tiềm năng với các nước. Chủ động đề xuất các dự án, chương trình hợp tác quốc tế với Viện KHTLVN và với Bộ để tìm kiếm nguồn tài trợ và thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế, trước mắt tập trung vào một số lĩnh vực được thế giới quan tâm như: biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên nước, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống sa mạc hoá.
-    Mở rộng hợp tác với các tổ chức KHCN trong và ngoài khu vực bao gồm: các tổ chức nghiên cứu và đào tạo, các tổ chức phi chính phủ, các quỹ và các tổ chức tài chính trong việc triển khai các hoạt động nghiên cứu và tăng cường năng lực liên doanh và liên kết được với các doanh nghiệp nước ngoài trong tư vấn, sản xuất, kinh doanh.

5    Chiến lược về tài chính
Mục tiêu:
-    Đảm bảo tự chủ về tài chính.
-    Đảm bảo mức thu nhập cạnh tranh cho cán bộ.
-    Tạo nguồn vốn tích luỹ cho các hoạt động phát triển Viện.
Giải pháp:
-    Xây dựng và triển khai cơ chế chi tiêu nội bộ theo Nghị định 115.
-    Chủ động tìm kiếm các nguồn tài chính từ kinh phí trong nước và ngoài nước để phát triển cơ sở vật chất và tăng cường trang thiết bị cho Viện.
-    Tăng tỷ trọng các nguồn thu từ dịch vụ KHCN, sản xuất, kinh doanh.
-    Khai thác tối đa cơ sở vật chất và nguồn lực hiện có để tăng nguồn thu cho Viện.
-    Quản lý có hiệu quả các nguồn tài chính của Viện theo cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp.
-    Xây dựng cơ chế tài chính khuyến khích và thu hút cán bộ giỏi.

6    Chương trình hành động và giải pháp
Chương trình hành động theo các lĩnh vực hoạt động của Viện làm cơ sở để triển khai Chiến lược trên được trình bày trong Biểu 8.

 
Về đầu trangIn trang

VIDEO

Thời tiết

Tỷ giá

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website này thế nào?
  Giao diện đẹp, phù hợp
  Cấu trúc web chưa hợp lý
  Bình thường, cần điều chỉnh thêm
  Ý kiến khác (xin gửi về email: iwe.vietnam@gmail.com )