Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng số lượt truy cập:
Số người đang online:  24
Thúc đẩy tăng trưởng xanh Tiểu vùng sông Mekong
Cập nhật lúc : 12/3/2011 10:43:27 AM
Kế hoạch hướng tới một nền kinh tế xanh đã đặt đa dạng sinh học khu vực sông Mekong vào vị trí trung tâm và sự chuyển đổi này là thử thách lớn nhất trong thập kỷ tới.
Ngày 1/12, Hội thảo Tiểu vùng sông Mekong mở rộng về tăng trưởng xanh đã được Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức với sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế và đại sứ quán các nước đã khai mạc tại Hà Nội. 

  
 
Hội thảo thu hút sự tham gia của đại diện các cơ quan Chính phủ và các tổ chức dân sự xã hội thuộc 6 nước Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) tập trung vào chủ đề vai trò của nguồn vốn tự nhiên trong quá trình chuyển tiếp sang một nền kinh tế xanh.
Khu vực Tiểu vùng sông Mekong là một trong những khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới và là nơi cuộc sống của người dân có mối liên hệ sống còn với hệ sinh thái. Khoảng 80% trong số gần 400 triệu người dân ở khu vực này dựa vào nguồn cung cấp nước sạch, thực phẩm và sợi nguyên liệu từ hệ sinh thái.
Hội thảo sẽ xem xét các mô hình và những cơ hội hợp tác để tăng cường hỗ trợ và khuyến khích đầu tư bền vững tại khu vực này, đồng thời xác định các hoạt động mục tiêu để nhân rộng và tăng cường các hoạt động hiệu quả nhất cũng như điều chỉnh chính sách và quy định trên toàn khu vực.
Giám đốc Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Tài cho rằng: &ldquoNhững giá trị của các dịch vụ mà các hệ sinh thái mang lại là vấn đề mà chúng ta vẫn đang phải tìm hiểu. Với những công cụ và phương thức tiếp cận mới, chúng tôi đang cố gắng đưa những giá trị này vào các hệ thống đánh giá quốc gia&rdquo.
Còn ông Geoffrey Blate, cố vấn cấp cao về Bảo tồn Cảnh quan của WWF Greater Mekong nhận định, bằng cách đầu tư vào bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì nguồn vốn tự nhiên, khu vực Tiểu vùng sông Mekong sẽ tạo ra nhiều lựa chọn hơn để tăng trưởng kinh tế và hạn chế thiên tai và đảm bảo tính bền vững dài hạn trước những biến đổi môi trường mang tính toàn cầu, trong đó có biến đổi khí hậu&rdquo.
Ông Geoffrey Blate cũng cho rằng, kế hoạch hướng tới một nền kinh tế xanh đã đặt đa dạng sinh học khu vực sông Mekong vào vị trí trung tâm và sự chuyển đổi này là thử thách lớn nhất trong thập kỷ tới.
Trước đó, tại cuộc họp vào tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Môi trường của các nước Tiểu vùng sông Mekong mở rộng đã cùng nhìn nhận việc phát triển kinh tế của tiểu vùng đòi hỏi cơ sở hạ tầng sinh thái phải được cải thiện và quản lý hiệu quả hơn để đáp ứng các nhu cầu mới về thức ăn, nước và năng lượng.
Với tầm nhìn hướng tới Hội nghị Liên Hợp Quốc (LHQ) về phát triển bền vững Rio +20 tại Brazil vào tháng 6 năm 2012, các đại biểu tham dự hội thảo cũng mong muốn đạt được đề xuất &ldquoLộ trình đến Rio&rdquo. Lộ trình này sẽ khái quát hóa mục tiêu về Phát triển Xanh/Kinh tế Xanh đối với khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.
Thu Cúc (VGP)
Về đầu trangIn trang

VIDEO

Thời tiết

Tỷ giá

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website này thế nào?
  Giao diện đẹp, phù hợp
  Cấu trúc web chưa hợp lý
  Bình thường, cần điều chỉnh thêm
  Ý kiến khác (xin gửi về email: iwe.vietnam@gmail.com )