Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng số lượt truy cập:
Số người đang online:  16
KẾ HOẠCH GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐÃ TRIỂN KHAI
Cập nhật lúc : 12/4/2023 4:30:22 PM
Tại Hội nghị COP26, Việt Nam cam kết giảm 30% lượng phát thải khí mê-tan gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030, giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Quyết định 942/QĐ-TTg ngày 5/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về “Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030” là những hành động cụ thể của chính phủ Việt Nam hướng tới thực hiện cam kết trên.
Kế hoạch hành động giảm phát thải khí nhà kính (KNK) ngành nông nghiệp và một số hoạt động đã triển khai như sau:
1. Kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK ngành nông nghiệp và PTNT
           Theo kế hoạch, mục tiêu đến năm 2025 tổng lượng giảm phát thải là 53,57 triệu tấn CO2e, trong đó lĩnh vực nông nghiệp là 14,26 triệu tấn CO2e, lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất là 39,31 triệu tấn CO2e. Đến năm 2030 tổng lượng giảm phát thải là 121,9 triệu tấn CO2e, trong đó lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi là 42,8 triệu tấn CO2e, lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất là 79,1 triệu tấn CO2e. Tầm nhìn giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050.




Hình 1: Biểu đồ kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK ngành nông nghiệp các năm 2025, năm 2030.

2. Hoạt động giảm nhẹ phát thải
           Đối với nông nghiệp, Việt Nam đã có những hoạt động cụ thể nhằm đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính từ nay đến 2030, trong đó:
           Giảm nhẹ phát thải trong lĩnh vực trồng trọt đó là quản lý nước bằng các kỹ thuật canh tác tiên tiến hiệu quả như rút nước giữa vụ, tưới khô xen kẽ, hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI). Mục tiêu giảm 29-45% khí CH4. Hoạt động chuyển đổi đất lúa hiệu quả, cụ thể như các mô hình lúa hai vụ chuyển đổi thành một vụ lúa một vụ tôm lúa hai vụ chuyển đổi thành một vụ lúa một vụ màu lúa hai vụ chuyển sang cây ăn trái mô hình lúa - tôm kết hợp,... mục tiêu giảm phát thải từ 50 - 90% khí CH4. Việc quản lý nguyên liệu đầu vào cũng như xử lý phụ phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch cũng được chú trọng, quản lý rơm rạ, sử dụng phân bón giảm phát thải, chậm tan, thông minh, quản lý tổng hợp 3G3T, 1P5G, ICM, IPM, ... mục tiêu giảm đến 10% KNK.
           Hoạt động giảm nhẹ phát thải trong lĩnh vực chăn nuôi bao gồm quản lý thức ăn chăn nuôi, cải thiện khẩu phần ăn cho gia súc (bò sữa, bò thịt, trâu, dê,...). Ứng dụng kỹ thuật ủ chua thức ăn, sử dụng chế phẩm tổng hợp hoặc hấp thụ mê tan và thức ăn thô có hàm lượng tannin cao, sử dụng phần mềm PC Dairy trong quản lý chăn nuôi. Cải tiến công nghệ tái sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ như công nghệ vi sinh trong ủ phân, công nghệ tách phân và nước tiểu trong chăn nuôi.
           Hoạt động giảm nhẹ phát thải trong lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất có biện pháp được đưa ra như Bảo vệ rừng (đồi núi và ven biển), diện tích rừng tự nhiên.. Quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng tăng hấp thụ khí nhà kính thông qua tăng chất lượng rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao dịch vụ hệ sinh thái. Nhân rộng mô hình nông &ndash lâm kết hợp thông qua trồng bổ sung cây lâm nghiệp, cây gỗ để tăng hấp thụ các-bon và chống suy thoái đất. Bảo vệ rừng gắn liền với sinh kế bền vững cho người dân và hướng đến mục tiêu cấp chứng chỉ rừng (FSC).
             Điển hình như Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long (MD- ICRSL) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ đã triển khai rất nhiều các mô hình sản xuất bền vững, có tính giảm nhẹ phát thải KNK.


Hình 2: Mô hình lúa &ndash tôm sinh thái (huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) &ndash năm 2023

Hình 3: Mô hình chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái (trồng Cam sành tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) - năm 2022

3. Các giải pháp thực hiện mục tiêu giảm phát thải được đưa ra:
-  Một là, giải pháp cơ chế - chính sách
           Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan, xây dựng các đề án giảm phát thải KNK, xây dựng và ban hành các quy định về định mức đầu tư, thể chế hoá nguyên tắc, yêu cầu cụ thể cho việc chuyển quyền giảm phái thải. Tổ chức diễn đàn đối thoại chính sách, hợp tác công-tư, phát triển thị trường Các-bon trong nước kết nối quốc tế, tăng cường điều phối và chia sẻ thông tin.
           Điển hình, mới đây ngày 28/11/2023 Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.
Hai là, giải pháp khoa học và công nghệ
           Nghiên cứu công nghệ, giải pháp tiềm năng giảm phát thải cao, nhân rộng và chuyển giao. Xây dựng các quy trình và lộ trình chuyển đổi sản xuất thông thường sang nông nghiệp tuần hoàn, các bon thấp. Nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị cho các cơ quan nghiên cứu đủ khả năng được quốc tế công nhận để tham gia kiểm kê. Áp dụng công nghệ số trong đo đạc, báo cáo và giám sát, đánh giá thực hiện biện pháp giảm nhẹ. Áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong xây dựng các hệ thống dịch vụ thông tin khí hậu, mô hình cảnh báo rủi ro. Nâng cao năng lực cho cán bộ nghiên cứu (viện, trường đại học)...
           Khuyến khích các đơn vị chuyên môn, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ, tự động hoá vào sản xuất, vừa tăng năng suất vừa bảo vệ môi trường. Gần đây, Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường đã cho ra sản phẩn “Tủ điều khiển cho các hệ thống tưới và châm phân thông minh trong mô hình canh tác hiện đại”, hay hệ thống tưới tự động, điều khiển bằng smartphone, ... góp phần vào việc hiện đại hoá sản xuất đồng thời giảm phát thải KNK.
Ba là, truyền thông và tăng cường năng lực
           Một số các hoạt động truyền thông được Bộ NN&PTNT triển khai hàng năm như là đào tạo tập huấn, hỗ trợ cộng đồng, khuyến nông về giảm phát thải KNK, khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp. Tổ chức các buổi hội thảo, quảng bá trên phương tiện truyền thông đại chúng.
           Mới đây tại Cần Thơ, đã diễn ra Hội thảo giảm phát thải khí nhà kính trong ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu long, tại hội thảo các địa phương đã giới thiệu và chia sẻ các mô hình sản xuất, các kết quả đã đạt được trong nỗ lực giảm phát thải KNK ngành nông nghiệp.



-  Bốn là, giải pháp tài chính và đầu tư
           Phân bổ nguồn lực ngân sách nhà nước, lồng ghép các chương trình, dự án về giảm nhẹ phát thải KNK vào kế hoạch hàng năm, 5 năm và dài hạn. Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho sản xuất các bon thấp, huy động nguồn lực quốc tế để đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị.
Năm là, giải pháp hợp tác quốc tế
           Tăng cường hợp tác quốc tế, lồng ghép các chương trình, dự án về giảm nhẹ phát thải KNK vào kế hoạch hàng năm, 5 năm và dài hạn. Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho sản xuất các bon thấp, đồng thời huy động nguồn lực quốc tế để đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị.
           Phát triển các-bon thấp và lộ trình hướng tới giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 đã trở thành xu thế phát triển tất yếu của nhân loại. Để thực hiện lộ trình này, đòi hỏi Việt Nam phải tham gia sâu và thực chất vào nỗ lực chung của toàn cầu.
Tin bài là hoạt động truyền thông nằm trong nội dung của nhiệm vụ: “Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường ngành nông nghiệp” năm 2023.

Nguồn: Hoàng Quốc Việt -Trần Hưng (Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường)
Về đầu trangIn trang

VIDEO

Thời tiết

Tỷ giá

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website này thế nào?
  Giao diện đẹp, phù hợp
  Cấu trúc web chưa hợp lý
  Bình thường, cần điều chỉnh thêm
  Ý kiến khác (xin gửi về email: iwe.vietnam@gmail.com )