Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng số lượt truy cập:
Số người đang online:  50
Giải pháp đóng họng cống thoát tự động để chống ngập úng cho các công trình cộng và dân sinh - một sáng kiến mới của cán bộ Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường
Cập nhật lúc : 12/9/2014 11:59:13 AM

Chương trình Sáng tạo Việt số 20 do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức vào ngày 8/6/2014 theo chủ đề “GPCN mới giúp giải quyết hiệu quả việc úng ngập trong các công trình công cộng và dân sinh do mưa lũ và triều cường gây ra” đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu trẻ đến từ Viện, trường Đại học và doanh nghiệp tư nhân với các sáng chế/ giải pháp công nghệ mới và thiết thực.
Hiện nay, tại các thành phố lớn ven biển như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Vũng Tàu, Bạc Liêu&helliptình trạng ngập úng do triều cường xảy ra với cường độ ngày càng tăng. Cụ thể, như tại thành phố Hồ Chí Minh triều cường diễn ra theo chế độ bán nhật triều không đều, khi triều cường dâng cao thì nước trên các sông, kênh rạch sẽ tràn ngược theo hệ thống đường ống thoát nước gây ngập úng tại các khu vực dân cư. Thực trạng đó đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân. Ví dụ như nước ngập vào nhà gây hư hỏng, thiệt hại tài sản của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bể trữ nước ngầm sinh hoạt của các hộ gia đình đi kèm là các vấn đề ô nhiễm vệ sinh, môi trường Giao thông tại những điểm “đen” úng ngập cũng luôn là vấn đề bức xúc của người dân.  
Trước thực trạng đó, tác giả Nguyễn Đức Việt - phòng Quản lý và Hiện đại hóa Hệ thống Thủy lợi thuộc Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường (IWE) đã đưa ra một giải pháp công nghệ có tên “Đóng họng cống thoát tự động để chống ngập úng cho các công trình công cộng và dân sinh” được Ban giám khảo Chương trình Sáng tạo Việt đánh giá là mang tính mới và khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn.
Nội dung của giải pháp là thiết kế một hệ thống cơ học có thể tự động đóng họng cống thoát ngăn nước sông tràn ngược mà vẫn đảm bảo thoát nước thải sinh hoạt (đã qua xử lý theo tiêu chuẩn) trong khi diễn ra triều cường.




Nguyên lý hoạt động của họng cống thoát tự động như sau:

-  Khi triều dâng, phao số (1) nổi theo Theo nguyên tắc đòn bẩy, nắp cống thoát tại ví trí số (2) và số (3) đóng lại à Ngăn nước triều tràn ngược

- Trong thời gian đó, nước thải vẫn tiếp tục chảy vào bể ngầm (4) bằng cống nối số (5)

- Khi triều xuống, hai cửa cống số (2) và số (3) được mở ra, nước thải tại bể số (4) được thoát ra sông bình thường

- Ống thoát hơi số (6) được hướng ra sông, đường số (7) là đường lên xuống trong quá trình bảo dưỡng- vận hành và (8) lưới chăn rác.

Một số vấn đề tác giả cần tiếp tục thảo luận và nghiên cứu nhằm hoàn thiện giải pháp công nghệ này là:

- Khả năng thương mại hóa: với giải pháp trên sẽ có một số các module (ống, nắp ống, cấu kiện đòn bẩy, phao nổi&hellip) được chế tạo tại các nhà máy trước khi lắp ráp tại công trường. Vậy vật liệu nào có thể chịu được xâm thực trong thời gian dài và có khả năng sản xuất theo dây chuyền?  

- Dung tích bể chứa số (4): cần được tính toán sao cho phù hợp để trữ nước thải cho khu dân cư (do đường ống thoát đó phụ trách) trong thời gian diễn ra triều cường. Tuy nhiên, nếu lượng nước thải tăng đột biến, thì phương án thoát lượng nước thừa đó ra sông như thế nào?

- Rác thải ảnh hưởng đến hoạt động của họng cống: biện pháp sử dụng lưới/ hộp chắn rác đã được tính đến để tránh rác xâm nhập vào các khớp nối, nắp ống. Tuy vậy, biện pháp này đã tối ưu chưa, liệu có phương án nào ngăn rác nào khác để sau một thời gian dài hoạt động các khớp nối này vẫn giữ được độ “nhạy” trong điều kiện ngập nước không?

Để góp phần giải quyết hiệu quả vấn đề úng ngập trong các công trình công cộng và dân sinh do triều cường gây ra, tác giả rất mong muốn nhận được các ý kiến góp ý của các đồng nghiệp, độc giả và các doanh nghiệp nhằm hoàn thiện ý tưởng cho giải pháp công nghệ trong thời gian tới.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:

Tác giả: ThS. Nguyễn Đức Việt

Phòng Quản lý và Hiện đại hóa Hệ thống Thủy lợi - Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường
Địa chỉ: số 2, ngõ 165 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội
Email: nguyenducvietiwe@gmail.com hoặc nguyenducvietbnn@gmail.com
Điện thoại: ​(+84-4)  3.563.6153 hoặc (+84) 987.507.907 

Về đầu trangIn trang

VIDEO

Thời tiết

Tỷ giá

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website này thế nào?
  Giao diện đẹp, phù hợp
  Cấu trúc web chưa hợp lý
  Bình thường, cần điều chỉnh thêm
  Ý kiến khác (xin gửi về email: iwe.vietnam@gmail.com )