Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng số lượt truy cập:
Số người đang online:  209
Dồn điền đổi thửa và phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng ở Việt Nam
Cập nhật lúc : 6/20/2016 8:32:12 AM
 
   
Quá trình phát triển hệ thống thuỷ lợi nội đồng (TLNĐ) trên toàn quốc luôn gắn liền với đặc điểm địa hình từng vùng miền và chính sách ruộng đất. Đối với sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế như: cơ chế chính sách chưa phù hợp, ruộng đất, hệ thống thủy lợi nội đồng manh mún, khó áp dụng các tiến bộ kỹ thuật&hellip Bài viết này đề cập đến những tồn tại và xu hướng, giải pháp phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế tạo tiền đề quan trọng để phát triển bền vững nông nghiệp.
 


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống công trình thuỷ lợi là cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ tưới tiêu cho 85% diện tích đất trồng trọt, góp phần quan trọng làm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản, đồng thời góp phần phòng chống giảm nhẹ thiên tai và thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác. Đến nay, trên cả nước đã hình thành nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ, với trên 904 hệ thống thuỷ lợi lớn và vừa có quy mô diện tích phục vụ từ 200 ha trở lên. Trong đó, có 110 hệ thống thủy lợi lớn (diện tích phục vụ lớn hơn 2.000 ha). Hệ thống thủy lợi đã phục vụ tưới cho trên 7,3 triệu ha/năm đất trồng lúa [6].
Hệ thống TLNĐ với chức năng cơ bản là điều tiết nước mặt ruộng, có ý nghĩa quyết định đến cách thức điều tiết và hiệu quả sử dụng nước tại mặt ruộng, đặc biệt là khi thực hiện các phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, đáp ứng linh hoạt yêu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập của nông dân. Do đó, nhu cầu phát triển hệ thống TLNĐ phải dồn điền, đổi thửa, kiến thiết lại đồng ruộng cho phù hợp là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này, ngoài những yếu tố kỹ thuật đơn thuần còn phụ thuộc vào thể chế/chính sách đất đai, điều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử và quan trọng là sự tham gia đóng góp của người dân bởi đây là những người quyết định phương thức sản xuất đồng thời cũng là nguồn đầu tư chủ yếu cho xây dựng và trực tiếp tổ chức quản lý các hệ thống TLNĐ.
Hệ thống TLNĐ về cơ bản được cho là đã đáp ứng được nhu cầu tưới, tiêu cho cây lúa, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu tưới, tiêu cho cây trồng cạn. Những năm gần đây, do sự biến động của tình hình thời tiết, sự thay đổi các chính sách kinh tế, xã hội nên hệ thống TLNĐ cần phải được quy hoạch lại cho phù hợp với điều kiện phát triển thực tế, cũng như quá trình phát triển trong tương lai.
II. QUÁ TRÌNH PHÂN CHIA RUỘNG ĐẤT VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG
2.1. Chính sách đất đai
2.2. Cấu trúc đồng ruộng
2.3. Hệ thống thủy lợi nội đồng
III. XU THẾ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG
3.1. Chế độ tưới, kỹ thuật tưới tiên tiến cho cây lúa
3.2. Quy hoạch hệ thống thủy lợi nội đồng
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nhờ có định hướng đúng, các địa phương đã chủ động trong việc dồn điền, đổi thửa, quy hoạch lại hệ thống TLNĐ nhằm mục tiêu cơ giới hóa nông nghiệp. Thực tế chuyển đổi ở nhiều nơi cho thấy, do chưa có chính sách chung, nhất quán nên tình trạng chuyển đổi còn chưa thực hiện được triệt để. Do vậy, nhiều nơi vẫn chưa phát huy được hiệu quả sản xuất nhằm nâng cao năng suất đất và nước.
Hệ thống thủy lợi nội đồng ở nước ta vẫn còn manh mún, xuống cấp, nhiều nơi còn thiếu, chưa được quan tâm đầu tư, nâng cấp gây lãng phí nước, tưới tiêu không chủ động, hiệu quả sử dụng nước thấp.
Để có thể thực hiện chuyển đổi và áp dụng phương pháp canh tác tốt, canh tác tiên tiến với việc đưa mực nước thấp vào ruộng và có thời gian để lộ ruộng thì cần phải quy hoạch thành những vùng chuyên canh, dồn điền, đổi thửa, quy hoạch vùng và đặc biệt quy hoạch hệ thống TLNĐ hoàn chỉnh.
Quy hoạch hệ thống TLNĐ cần được thực hiện song song với củng cố các tổ chức HTDN và dồn điền đổi thửa. Theo đó kết cấu đồng ruộng bao gồm các thửa ruộng có diện tích 0,3-1,0 ha có nguồn tưới tiêu chủ động và hệ thống đường nội đồng đảm bảo cơ giới hoá các khâu trong sản xuất công trình mặt ruộng phải tạo điều kiện chủ động trong tưới tiêu và thuận lợi trong canh tác. Tức là chủ ruộng thực hiện việc canh tác trên thửa ruộng của họ mà không làm cản trở việc canh tác trên các thửa ruộng liền kề.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đoàn Doãn Tuấn, 2006, Hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi nội đồng phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi vùng ĐBSH, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ.
[2]. Báo cáo Đề tài cấp Bộ“Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất mô hình xã hội hoá quản lý và phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng trong điều kiện thực thi miễn giảm thủy lợi phí”
[3]. Sally P. Marsh, T. Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng, 2007, Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam
[4]. Đoàn Doãn Tuấn, Trần Việt Dũng, 2012, Mô hình tưới thâm canh, tiết kiệm nước cho cây trồng và giải pháp nhân rộng phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững
[5]. Đào Thế Anh, 2004, Nghiên cứu thực tiễn dồn điền, đổi thửa ở một số tỉnh và đề xuất chính sách dồn điền, đổi thửa nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng, Báo cáo tổng kết đề tài.
[6]. Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2014, Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi

Xem bài báo tại đây: Dồn điền đổi thửa và phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng ở Việt Nam
 
Tác giả:
ThS. Trần Việt Dũng, ThS. Nguyễn Xuân Thịnh - Trung tâm Tư vấn PIM

PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn - Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường


TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Về đầu trangIn trang

VIDEO

Thời tiết

Tỷ giá

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website này thế nào?
  Giao diện đẹp, phù hợp
  Cấu trúc web chưa hợp lý
  Bình thường, cần điều chỉnh thêm
  Ý kiến khác (xin gửi về email: iwe.vietnam@gmail.com )