Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng số lượt truy cập:
Số người đang online:  73
Nghiên cứu tưới tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa vùng đồng bằng sông Hồng
Cập nhật lúc : 5/17/2024 9:49:13 AM
Đề tài cấp quốc gia hợp tác quốc tế theo Nghị định thư với Nhật Bản “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ của Nhật Bản trong hệ thống thủy lợi nội đồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước, giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa vùng đồng bằng sông Hồng” mã số NĐT.06.JPN/2015,  do PGS.TS. Lê Xuân Quang &ndash Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường làm chủ nhiệm thực hiện 2015-2018.
Đề tài hợp tác quốc tế theo nghị định thư với Nhật Bản (Trường đại học Kyoto và công ty Kitai Seikke) thực hiện từ năm 2015 đến 2018, mô hình được bố trí tại xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên với quy mô 50,2 ha, đề tài đã đạt được một số kết quả như sau: công bố 8 bài báo trong nước 11 bài báo quốc tế (trong đó co 03 bài ISI, scopus) 01 sách chuyên khảo 02 bằng độc quyền giải pháp hữu ích 01 quy trình tưới tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính cho lúa vùng đồng bằng sông Hồng được Tổng cục thủy lợi ban hành áp dụng đào tạo 03 thạc sỹ cung cấp số liệu cho 01 NCS đã bảo vệ thành công tiến sĩ 03 sáng kiến cấp Bộ, kết quả thể hiện:
(+) Đề tài đã đề xuất được giải pháp ứng dụng công nghệ thủy nông nội đồng như kênh mương vỏ mỏng, kênh tưới, kênh tiêu cống điều tiết mặt ruộng hệ thống kiểm soát lượng nước tưới sử dụng năng lượng mặt trời ống tiêu nước mặt ruộng các công nghệ chống thất thoát mặt ruộng (thất thoát giữa các ruộng, thất thoát giữa ruộng với kênh tiêu,vv...) công nghệ điều khiển trung tâm hệ thống tưới công nghệ kiểm soát mực nước tưới,vv.
(+) Năng suất cây trồng qua 6 vụ (2015 ÷ 2017) theo dõi cho thấy năng suất của các vụ cấy bằng giống lúa thuần Việt chất lượng gạo ngon nhưng năng suất không cao. Trong các công thức thí nghiệm, khu khô vừa cho năng suất cao nhất. Riêng vụ xuân năm 2016, khu khô kiệt cho năng suất cao nhất, cao hơn 1% so với khô vừa và 6% so với khu truyền thống.
(+) Lượng nước tưới tiết kiệm được từ 20,5% ÷ 42,6% tại ô khô kiệt được 37,3% vụ xuân 2015 35,1% vụ mùa 2015 41% vụ xuân 2016 31,6% vụ mùa 2016 và 42,6% vụ xuân 2017 so với ô truyền thống ô khô vừa tiết kiệm nước 29,1% vụ xuân 2015 27,3% vụ mùa 2015 36,5% vụ xuân 2016 20,5% vụ mùa 2016 và 26,8% vụ xuân 2017 so với ô truyền thống.
(+) Lượng phát thải khí nhà kính giảm được từ (22,13 ÷  48,80)% tại ô khô kiệt và từ (28,6 ÷ 31,82)% tại tại ô khô vừa, lượng phát thải khí CH4 vụ mùa lớn gấp 2,43÷7,13 lần năm 2015 từ 1,9÷4,3 lần năm 2016 và từ 3,1÷4,3 lần năm 2017 hệ số phát thải nhỏ nhất 3,9 mg/m2-h vụ xuân 2015 tại ô khô kiệt và lớn nhất là 52,4 mg/m2-h vụ mùa năm 2016 tại ô truyền thống. Lượng phát thải khí N2O nhỏ nhất 0,0363 tấn (CO2)/ha- vụ xuân năm 2015 tại ô khô kiệt, tương ứng với hệ số phát thải k=0,0047 mg/m2-h lớn nhất là 1,91 tấn (CO2)/ha- vụ mùa năm 2015, tương ứng với hệ số phát thải k=0,28 mg/m2-h. Quan hệ giữa phát thải khí (CH4) với Eh đo được tại mực nước -5cm, cho thấy lượng phát thải tập trung khi giá trị Eh từ  0 ÷-220 mv và pH từ 6÷8 vụ xuân lượng phát thải CH4 tập trung Eh từ 0÷-120mv và pH từ 6÷7, Vụ mùa lượng phát thải tập trung khi Eh dao động từ -100 mv÷-200mv.
(+). Nghiên cứu sử dụng phân bón SiO2
     - Ngoài nội dung nghiên cứu theo yêu cầu đặt hàng, đề tài còn nghiên cứu về mật độ cấy với các công thức bón phân theo Nhật Bản bổ sung silic và công thức bón phân theo Việt Nam cho kết quả với vụ xuân mật độ 18÷20 khóm/m2 vụ mùa 20÷24 khóm/m2 kết hợp với bón bổ sung phân silic cho năng suất cao nhất 7,29 tấn/ha vụ mùa 2016 và 7,11 tấn/ha vụ xuân 2016, cao hơn công thức bón phân truyền thống với mật độ cấy 36 khóm/m2. Tỷ lệ hạt chắc cao, trọng lượng hạt lớn nhất, cây khỏe chống chọi sâu bệnh tốt, trong khi hàm lượng Silicate còn lại trong hạt gạo từ 1,8÷2,4% tại các ô bổ sung phân Silic (F2 và F4).
- Kết quả thí nghiệm xác định các chất trong 100kg thóc và lượng đạm tồn dư trong đất sau các đợt bón phân do Trường Đại học Kyoto phân tích. Kết quả trong giai đoạn bón lót, cây lúa hấp thụ được 44,2% tồn dư trong đất là 41,8% thất thoát là 14%. Trong giai đoạn bón thúc, cây lúa hấp thụ được 31,6% tồn dư trong đất 36,8%, thất thoát 31,6%. Thất thoát đạm nhiều chủ yếu là bay hơi khí N2, cũng làm phát sinh khí nhà kính N2O. Đây là cơ sở cho việc sử dụng bón phân hiệu quả. Trong 100 gam thóc có 8,24 g Si 1,61gg N 1,54 g K 0,23 g P 0,23 Ca, 0,17 Mg.
(+) Xây dựng được quy trình tưới tiết kiệm nước cho lúa, giảm phát thải khí nhà kính được Tổng cục Thủy lợi chấp thuận ban hành áp dụng kèm theo quyết định số 401/QĐ-TCTL-KHCN, ngày 20/9/2018. Quy trình có tổng lượng nước tưới từ 3100 ÷ 3900 m3/ha vụ xuân và 2500 ÷ 3400 m3/ha vụ mùa. Quản lý nước mặt ruộng trong các giai đoạn từ 1÷2 cm khi mực nước rút sâu 10cm (giai đoạn rút nước) thì mới tưới lại. Lượng nước áp dụng trong quy trình tiết kiệm được từ 40 ÷ 50% so với kỹ thuật tưới truyền thống, giảm từ 20 ÷ 48% lượng phát thải khí nhà kính.







Một số hình ảnh nghiên cứu trong phạm vi đề tài.

Thông tin liên hệ: PGS-TS. Lê Xuân Quang, Phó Viện trưởng, Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

Về đầu trangIn trang

VIDEO

Thời tiết

Tỷ giá

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website này thế nào?
  Giao diện đẹp, phù hợp
  Cấu trúc web chưa hợp lý
  Bình thường, cần điều chỉnh thêm
  Ý kiến khác (xin gửi về email: iwe.vietnam@gmail.com )