Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng số lượt truy cập:
Số người đang online:  173
Thông tư số 05/2019/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 5 năm 2019 quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
Cập nhật lúc : 5/30/2019 10:08:00 AM
 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 05/2019/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 5 năm 2019 qui định chế độ, qui trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
Nội dung chính của Thông tư:
Thông tư này quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư, quản lý, gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
Về nguyên tắc bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy li:
- Đảm bảo an toàn công trình và duy trì sự làm việc bình thường của công trình và máy móc, thiết bị.
- Không làm thay đổi quy mô, mục tiêu, nhiệm vụ thiết kế, mục đích sử dụng của công trình giảm thiểu ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của công trình thủy lợi.
- Công trình thủy lợi sau khi hoàn thành đưa vào khai thác phải được bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về thủy lợi, bao gồm cả giai đoạn trước khi bàn giao công trình.
Về chế độ bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợiChế độ bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức và quy trình bảo trì do nhà sản xuất ban hành hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Về các trường hợp phải lập quy trình bảo trì:
- Công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi vừa đập, hồ chứa thủy lợi phải lập quy trình bảo trì. Khuyến khích lập quy trình bảo trì đối với công trình thủy lợi nhỏ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
- Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có thể áp dụng quy trình bảo trì của công trình thủy lợi tương tự phù hợp mà không cần lập quy trình bảo trì riêng sau khi có ý kiến bằng văn bản của chủ sở hữu.
- Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có thể lập quy trình bảo trì cho toàn bộ hoặc cho từng công trình riêng lẻ thuộc phạm vi quản lý.
Về nội dung chính của quy trình bảo trì công trình thủy li quan trọng đặc biệt, lớn, vừa và đập, hồ chứa thủy lợi:
- Thông số thiết kế, kỹ thuật, công nghệ của công trình hạng mục công trình và máy móc, thiết bị.
- Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất thực hiện kiểm tra công trình và máy móc, thiết bị.
- Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình và máy móc, thiết bị phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình.
- Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình.
- Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp.
- Quy định thời gian sử dụng công trình và máy móc, thiết bị.
- Quy định về nội dung, thời gian đánh giá định kỳ đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ.
- Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với nội dung có yêu cầu thực hiện quan trắc.
- Chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình, máy móc, thiết bị và quy định điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì.
Về nội dung chính của quy trình bảo trì công trình thủy lợi nhỏ:
- Thông số thiết kế, kỹ thuật, công nghệ của công trình và máy móc, thiết bị.
- Quy định đối tượng, phương pháp và chu kỳ phải thực hiện kiểm tra công trình và máy móc, thiết bị.
- Quy định nội dung, cách thức thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa phù hợp với từng công trình và máy móc, thiết bị.
- Quy định thời điểm, hướng dẫn thay thế định kỳ máy móc, thiết bị.
- Quy định điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì.
Về kinh phí thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi:
- Kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được lấy từ nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Trường hợp nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi không đảm bảo, chủ sở hữu công trình thủy lợi quyết định sử dụng nguồn hợp pháp khác. Chủ sở hữu công trình thủy lợi bảo đảm kinh phí bảo trì công trình thủy lợi.
- Dự toán bảo trì được xác định căn cứ vào quy trình bảo trì, kế hoạch bảo trì, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức, đơn giá do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành. Đối với nội dung, hạng mục chưa có định mức được áp dụng định mức tương tự được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi sử dụng lao động của đơn vị để thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thuê khoán nhân công thời vụ trong trường hợp lao động của đơn vị không đảm bảo. Tổ chức, cá nhân chỉ được chi tiền nhiên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ.
Công trình thủy lợi là hồ, đập đã đưa vào khai thác nhưng chưa có quy trình bảo trì phải hoàn thành việc lập quy trình bảo trì theo quy định của pháp luật về quản lý an toàn hồ, đập. Công trình thủy lợi đã đưa vào khai thác nhưng chưa có quy trình bảo trì phải hoàn thành việc lập quy trình bảo trì chậm nhất sau 03 năm, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019.

Về đầu trangIn trang

VIDEO

Thời tiết

Tỷ giá

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website này thế nào?
  Giao diện đẹp, phù hợp
  Cấu trúc web chưa hợp lý
  Bình thường, cần điều chỉnh thêm
  Ý kiến khác (xin gửi về email: iwe.vietnam@gmail.com )