Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng số lượt truy cập:
Số người đang online:  113
Lễ bảo vệ luận án tiến sỹ kỹ thuật cấp Viện cho NCS. Nguyễn Thị Kim Dung
Cập nhật lúc : 6/8/2018 4:38:03 PM
Lễ bảo vệ luận án tiến sỹ kỹ thuật cấp Viện cho NCS. Nguyễn Thị Kim Dung
 
   
Ngày 08/6/2018, Cơ sở Đào tạo Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức buổi lễ bảo vệ luận án Tiễn sỹ kỹ thuật cấp Viện cho NCS. Nguyễn Thị Kim Dung với đề tài “Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểu - Áp dụng cho hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn” chuyên ngành kỹ thuật tài nguyên nước. Mã số: 62 58 02 12.
 

Tham dự lễ bảo vệ ngoài các thành viên Hội đồng còn có PGS.TS. Nguyễn Vũ Việt - Giám đốc Viện - Trưởng Cơ sở Đào tạo của ViệnPGS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Phó Giám đốc Viện - Chủ tịch Hội đồng, GS.TS. Trần Đình Hòa - Phó Giám đốc Viện, TS. Phạm Hồng Cường - Phó Trưởng Ban Tổ chức Hành chính các chuyên gia, nhà khoa học các NCS thuộc chuyên ngành kỹ thuật tài nguyên nước và bạn bè, người thân của NCS.

 
Ngoài ra còn có Bà Nguyễn Phương Nga - Đại diện cơ quan quản lý đào tạo - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn GS.TS. Nguyễn Tuấn Anh - Chủ nhiệm Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới.
 
Hội đồng đánh giá luận án Tiến sỹ cấp Viện cho NCS. Nguyễn Thị Kim Dung do PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Phó Giám đốc Viện làm Chủ tịch Hội đồng.
Dòng chảy mùa kiệt và mực nước ngầm suy giảm đáng kể kết hợp với mực nước biển có xu hướng dâng cao dẫn đến xâm nhập mặn gia tăng, gây ảnh hưởng lớn tới việc cung cấp nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất. Tất cả những điều đó đã và đang làm cho các thách thức về nguồn nước trở nên phức tạp và khó lường, vấn đề quản lý tài nguyên nước nói chung và quản lý lưu vực sông đặt ra nhiều thách thức cần phải được giải quyết.
Năm 2008, Chính phủ đã ban hành văn bản quy định phải duy trì dòng chảy tối thiểu (DCTT) ở hạ du các hồ chứa. Từ đó đến nay đã có một số nghiên cứu về DCTT, từ nghiên cứu ứng dụng các phương pháp đánh giá nhanh đến các nghiên cứu có xu hướng tiếp cận tổng hợp, sử dụng công cụ mô hình toán. Tuy nhiên, cho đến nay khái niệm và phương pháp đánh giá DCTT vẫn đang được hiểu rất khác nhau, chưa đề cập một cách đầy đủ đến các yếu tố tác động tới sản xuất, đời sống, môi trường và hệ sinh thái.
 
Vu Gia - Thu Bồn là hệ thống sông lớn ở vùng duyên hải miền Trung với tổng diện tích lưu vực 10.350 km2. Trên lưu vực hiện có 756 hồ chứa nước và đập dâng cung cấp nước tưới cho khoảng 40 ngàn ha đất canh tác, cùng nhiều công trình khai thác tài nguyên nước phục vụ phát triển công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cấp nước phục vụ dân sinh, đặc biệt những năm gần đây đã có nhiều công trình thủy điện lớn trên lưu vực được xây dựng mới và đưa vào sử dụng. Việc nghiên cứu xác định DCTT cho hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn để duy trì  dòng sông, bảo đảm cho sự phát triển bình thường của các hệ sinh thái và bảo đảm mức tối thiểu cho các hoạt động khai thác phục vụ phát triển các ngành kinh tế là hết sức quan trọng.
 
Luận án cũng đã áp dụng kết quả nghiên cứu phương pháp xác định DCTT để tính toán DCTT cho hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn là một trong các hệ thống sông lớn ở nước ta, tập trung nhiều các hoạt động khai thác sử dụng nước, đặc biệt có nhiều hồ chứa thủy điện. Chế độ dòng chảy trên dòng chính bị tác động mạnh mẽ, vấn đề chuyển nước trên lưu vực từ Vu Gia sang Thu Bồn và ngược lại diễn ra khá phức tạp. Mâu thuẫn giữa các đối tượng sử dụng nước đã và đang là thách thức lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Do đó, đề tài luận án “Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểu - Áp dụng cho hệ thống sông Vu Gia &ndash Thu Bồn”  theo NCS cho biết có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
 
Mục đích nghiên cứu của Luận án là xây dựng được các luận cứ khoa học và phương pháp xác định dòng chảy tối thiếu (DCTT) cho dòng sông/đoạn sông có xét đến tác động điều tiết của các công trình khai thác nước phía thượng nguồn, đảm bảo hài hòa nhu cầu sử dụng nước Áp dụng kết quả nghiên cứu tính toán cho hệ thống sông Vu Gia- Thu Bồn để làm cơ sở cho công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo hướng bền vững.
Luận án đã tiếp cận quan điểm phân tích, đánh giá tổng hợp và sử dụng các công cụ nghiên cứu tiên tiến để xây dựng phương pháp xác định DCTT cho hệ thống sông mà các nghiên cứu trước đây chưa xem xét, đề cập đầy đủ các yếu tố. 

Cụ thể, luận án đã đề xuất được các điểm kiểm soát DCTT cho hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn Xác định được dòng chảy duy trì sông Ứng dụng phương pháp chu vi ướt kết hợp dùng mô hình toán đánh giá chất lượng nước sông để xác định dòng chảy sinh thái Phân tích mối quan hệ giữa lưu lượng xả thượng lưu và chiều dài xâm nhập mặn trên dòng chính Vu Gia, Thu Bồn, Vĩnh Điện, các hoạt động cấp nước ở hạ du lưu vực sông để tính toán dòng chảy bảo đảm nhu cầu khai thác sử dụng nước cho vùng hạ du sông.  

Sau khi nghe nhận xét và nghe các ý kiến của các thành viên phản biện, các thành viên trong Hội đồng, các chuyên gia, các nhà khoa học có mặt tại buổi lễ bảo vệ,  thay mặt Hội đồng chấm luận án Tiến sỹ cấp Viện cho NCS. Nguyễn Thị Kim Dung, PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Chủ tịch Hội đồng đã đọc Nghị quyết của Hội đồng đánh giá luận án tiến sỹ cho NCS.

Theo đó, việc xác định cơ sở khoa học, phương pháp xác định và tính toán dòng chảy tối thiểu cho dòng sông, đoạn sông trong luận án theo cách tiếp cận tổng hợp, các phương pháp tính toán thủy văn và sinh thái đã bổ sung vào hệ thống các cơ sở lý thuyết, lý luận phục vụ công tác nghiên cứu, tính toán quản lý tổng hợp tài nguyên nước hiệu quả và bền vững.
Kết quả tính toán dòng chảy tối thiểu cho hệ thống Vu Gia - Thu Bồn là cơ sở dữ liệu và khoa học có giá trị cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông nhằm duy trì dòng sông bảo đảm cho sự phát triển bình thường của hệ sinh thái và bảo đảm bền vững. Các kết quả này có thể được tham khảo và tính toán áp dụng cho các lưu vực sông khác ở Việt Nam.
NCS đã xây dựng được cơ sở khoa học xác định DCTT, phương pháp tính toán các DCTT bao gồm dòng chảy duy trì sông, dòng chảy sinh thái, dòng chảy khai thác sử dụng các mô hình thủy văn, thủy lực và các bước tính toán DCTT xây dựng được cơ sở khoa học và tiêu chí lựa chọn các điểm kiểm soát DCTT trên hệ thống Vu Gia - Thu Bồn.
Tập hợp xác định DCTT các điểm kiểm soát của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn trên cơ sở xác định mức độ ưu tiên cấp nước, khả năng nguồn nước và kiến nghị DCTT về mực nước và lưu lượng trong thời kỳ cấp nước gia tăng và cấp nước thông thường tại 04 điểm kiểm soát.
Cũng theo Nghị quyết, Luận án đã có những đóng góp mới đó là góp phần xác định cơ sở khoa học và phương pháp xác định DCTT cho dòng sông/đoạn sông trên cơ sở tiếp cận tổng hợp các yếu tố thủy văn, thủy lực và sinh thái ứng dụng được phương pháp tính DCTT cho hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn làm cơ sở cho việc quản lý tổng hợp lưu vực sông hiệu quả và bền vững.
Luận án đã sử dụng cách tiếp cận phù hợp, phương pháp nghiên cứu hiện đại, tin cậy, phù hợp với mục tiêu và các nội dung nghiên cứu trong luận án các tài liệu và các trích dẫn sử dụng trong luận án được trích dẫn nguồn chính thức, trung thực, rõ ràng các kết quả thể hiện rõ nội dung nghiên cứu trong luận án và có thể sử dụng để tham khảo, ứng dụng cho các hệ thống sông khác.
Bên cạnh đó, theo Nghị quyết của Hội đồng, NCS cần chỉnh sửa mục tiêu nghiên cứu phân tích rõ hơn nguyên tắc xác định dòng chảy tối thiểu, mục tiêu, yêu cầu và căn cứ xác định DCTT trong thông tư 64/2017 của Bộ TNN&MT cần tham chiếu Điều 6 trong thông tư 64/2017 về xây dựng tiêu chí lựa chọn điểm kiểm soát phân tích đánh giá chi tiết kết quả nghiên cứu, tính toán DCTT cho hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn và nêu rõ hơn kết quả đạt được từ các nội dung nghiên cứu của luận án&hellip.
Chủ tịch Hội đồng đề nghị NCS xem xét, chỉnh sửa luận án theo các ý kiến của Hội đồng các ý kiến khác.
Hội đồng đã tiến hành đánh giá luận án thông qua bỏ phiếu kín. Kết quả đánh giá 7/7 phiếu tán thành trong đó có 2 phiếu xuất sắc.
Hội đồng chấm luận án thống nhất đánh giá NCS. Nguyễn Thị Kim Dung đáp ứng đủ yêu cầu và trình độ của một tiến sỹ kỹ thuật chuyên ngành kỹ thuật tài nguyên nước. Hội đồng đề nghị Viện công nhận và cấp bằng tiến sỹ cấp Viện.
Hội đồng nhất trí 100% thông qua nghị quyết.
Nguồn VKHTLVN

Về đầu trangIn trang

VIDEO

Thời tiết

Tỷ giá

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website này thế nào?
  Giao diện đẹp, phù hợp
  Cấu trúc web chưa hợp lý
  Bình thường, cần điều chỉnh thêm
  Ý kiến khác (xin gửi về email: iwe.vietnam@gmail.com )