Ngày 6/12/2018 Văn Phòng các chương trình khoa học công nghệ Quốc gia- Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức nghiệm thu đề tài cấp nhà nước hợp tác quốc tế theo Nghị định thư với Nhật Bản “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ của Nhật Bản trong hệ thống thủy lợi nội đồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước, giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa vùng Đồng bằng sông Hồng” mã số NĐT.06.JPN/15, do Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, TS. Lê Xuân Quang -phó viện trưởng làm chủ nhiệm.
Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu ứng dụng được các công nghệ quản lý nước mặt ruộng của Nhật Bản trong các hệ thống thủy nông vùng ĐBSH nhằm tiết kiệm nước tưới cho lúa, giảm lượng phát thải khí nhà kính góp phần ổn định dân sinh kinh tế xã hội và xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
- Ứng dụng công nghệ của Nhật Bản trong hệ thống thủy nông nội đồng có quy mô 50 ha.
Sản phẩm chính của đề tài đạt được:
-
Quy trình tưới tiêu khoa học cho lúa vùng ĐBSH, tiết kiệm nước giảm phát thải khí nhà kính.
-
Sổ tay hướng dẫn Quy trình tưới tiêu khoa học cho lúa vùng ĐBSH
-
Mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho lúa, diện tích khoảng 50ha, giảm được khoảng 20%÷25% lượng nước tưới, giảm được 20% lượng phát thải khí nhà kính so với kỹ thuật tưới truyền thống, có hiệu quả trên 10%.
-
Các giải pháp quy hoạch, thiết kế, xây dựng các công nghệ thủy nông mặt ruộng và Quy trình tưới tiêu khoa học tiết kiệm nước, giảm phát thải KNK
-
Sơ đồ quy trình công nghệ và bản vẽ thiết kế hệ thống các công nghệ thủy nông nội đồng ứng dụng cho vùng ĐBSH
05 bài báo tại các Tạp chí Khoa học và Công nghệ trong nước
01 bài báo quốc tế trong danh mục ISI.
04 Bài hội thảo quốc tế
Đề tài đào tạo 05 thạc sỹ, cung cấp số liệu cho 01 NCS
Hội đồng đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài, các sản phẩm của đề tài đủ khối lượng, đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra.
Một số kết quả nổi bật của đề tài:
Lượng nước tưới tiết kiệm được từ 20,5% ÷ 42,6% tại ô khô kiệt được 37,3% vụ xuân 2015 35,1% vụ mùa 2015       41% vụ xuân 2016 31,6% vụ mùa 2016 và 42,6% vụ xuân 2017 so với ô truyền thống ô khô vừa tiết kiệm nước 29,1% vụ xuân 2015 27,3% vụ mùa 2015 36,5% vụ xuân 2016 20,5% vụ mùa 2016 và 26,8% vụ xuân 2017 so với ô truyền thống.
Lượng phát thải khí nhà kính giảm được từ (22,13 ÷  48,80)% tại ô khô kiệt và từ (28,6 ÷ 31,82)% tại tại ô khô vừa, lượng phát thải khí CH4 vụ mùa lớn gấp 2,43÷7,13 lần năm 2015 từ 1,9÷4,3 lần năm 2016 và từ 3,1÷4,3 lần năm 2017 hệ số phát thải nhỏ nhất 3,9 mg/m2-h vụ xuân 2015 tại ô khô kiệt và lớn nhất là 52,4 mg/m2-h vụ mùa năm 2016 tại ô truyền thống. Lượng phát thải khí N2O nhỏ nhất 0,0363 tấn (CO2)/ha- vụ xuân năm 2015 tại ô khô kiệt, tương ứng với hệ số phát thải k=0,0047 mg/m2-h lớn nhất là 1,91 tấn (CO2)/ha- vụ mùa năm 2015, tương ứng với hệ số phát thải k=0,28 mg/m2-h. Quan hệ giữa phát thải khí (CH4) với Eh đo được tại mực nước -5cm, cho thấy lượng phát thải tập trung khi giá trị Eh từ  0 ÷-220 mv và pH từ 6÷8 vụ xuân lượng phát thải CH4 tập trung Eh từ 0÷-120mv và pH từ 6÷7, Vụ mùa lượng phát thải tập trung khi Eh dao động từ -100 mv÷-200mv.
Kết quả thí nghiệm xác định các chất trong 100kg thóc và lượng đạm tồn dư trong đất sau các đợt bón phân do Trường Đại học Kyoto phân tích. Kết quả trong giai đoạn bón lót, cây lúa hấp thụ được 44,2% tồn dư trong đất là 41,8% thất thoát là 14%. Trong giai đoạn bón thúc, cây lúa hấp thụ được 31,6% tồn dư trong đất 36,8%, thất thoát 31,6%. Thất thoát đạm nhiều chủ yếu là bay hơi khí N2, cũng làm phát sinh khí nhà kính N2O. Đây là cơ sở cho việc sử dụng bón phân hiệu quả. Trong 100 gam thóc có 8,24 g Si 1,61g N 1,54 g K 0,23 g P 0,23g Ca, 0,17g Mg.
|